Player FM - Internet Radio Done Right
13,965 subscribers
Checked 12h ago
Menambahkan nine tahun yang lalu
Konten disediakan oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Semua konten podcast termasuk episode, grafik, dan deskripsi podcast diunggah dan disediakan langsung oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt atau mitra platform podcast mereka. Jika Anda yakin seseorang menggunakan karya berhak cipta Anda tanpa izin, Anda dapat mengikuti proses yang diuraikan di sini https://id.player.fm/legal.
Player FM - Aplikasi Podcast
Offline dengan aplikasi Player FM !
Offline dengan aplikasi Player FM !
Tạp chí xã hội
Tandai semua (belum/sudah) diputar ...
Manage series 130291
Konten disediakan oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Semua konten podcast termasuk episode, grafik, dan deskripsi podcast diunggah dan disediakan langsung oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt atau mitra platform podcast mereka. Jika Anda yakin seseorang menggunakan karya berhak cipta Anda tanpa izin, Anda dapat mengikuti proses yang diuraikan di sini https://id.player.fm/legal.
Những vấn đề xã hội Việt Nam và trên thế giới qua lăng kính RFI
68 episode
Tandai semua (belum/sudah) diputar ...
Manage series 130291
Konten disediakan oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Semua konten podcast termasuk episode, grafik, dan deskripsi podcast diunggah dan disediakan langsung oleh France Médias Monde and RFI Tiếng Việt atau mitra platform podcast mereka. Jika Anda yakin seseorang menggunakan karya berhak cipta Anda tanpa izin, Anda dapat mengikuti proses yang diuraikan di sini https://id.player.fm/legal.
Những vấn đề xã hội Việt Nam và trên thế giới qua lăng kính RFI
68 episode
Alle episoder
×T
Tạp chí xã hội


1 Dân tộc Kurd dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền trong hơn 30 năm 9:34
9:34
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:34
Được biết đến với những bức hình dọc sông Mêkông, nhiếp ảnh gia, nhà báo ảnh người Pháp gốc Việt vẽ lại hành trình hơn 30 năm sự nghiệp, qua cuốn sách « Kurdistan, mon ami » , kể về vùng đất xa lạ, nhưng gần gũi, khiến ông chia sẻ những đau thương với một dân tộc Kurd phải chịu nhiều mất mát vì chiến tranh, xung đột. Sinh ra tại Paksé, Lào, nhiếp ảnh gia người người Pháp gốc Việt Lâm Đức Hiền, được biết đến qua những tấm ảnh được đăng trên những tờ báo lớn của Pháp như Libération, Le Monde hay Paris Match. Ông cũng giành được nhiều giải thưởng về nhiếp ảnh tại Pháp đặc biệt là giải quán quân Word Press Photo cho bộ ảnh « Gens d’Irak » - Những người dân Irak. Vào cuối năm 2024, ông đã cho ra mắt độc giả tại Pháp cuốn « Kurdistan, mon ami » - « Kurdistan, người bạn của tôi » , kể về những gắn bó của ông với mảnh đất chịu nhiều đau thương, nơi mà ông đặt chân đến cách nay 30 năm trong những ngày đầu sự nghiệp nhiếp ảnh. Với lối kể chuyện chậm rãi, tái hiện ký ức về cuộc gặp gỡ với người dân Irak, xen kẽ với những bức ảnh khó tả, cuốn sách là những đồng cảm của một « thuyền nhân » với dân tộc Kurdistan phải đi tị nạn, chốn chạy xung đột, chiến tranh, như một cách để « kể cho thế giới » về một dân tộc « chẳng ai quan tâm » , về những nỗi đau ẩn giấu trong thế giới « Nghìn lẻ một đêm ». RFI Pháp ngữ đã có dịp phỏng vấn ông về cuốn sách có thể nói là đánh dấu 30 năm sự nghiệp nhiếp ảnh của người con sông Mêkông, ban Tiếng Việt xin trích dịch. *** Cuốn sách « Kurdistan, mon ami », được giới thiệu như là một tác phẩm kể về hơn 30 năm làm nhiếp ảnh, báo ảnh của ông. Ông có thể giải thích lý do tại sao không ? Lâm Đức Hiền: Lần đầu tiên tôi đến Kurdistan cách nay hơn 30 năm. Đó là vào năm 1991, trong một chuyến đi hỗ trợ nhân đạo sau cuộc thảm sát người Kurd của Saddam Hussein. Lúc đó, tôi khám phá một dân tộc phải trả qua nhiều đau đớn, nhưng họ kiên cường và có khả năng phục hồi to lớn. Những chiến binh Peshmergas đã bảo vệ tôi, cho phép tôi làm việc, chụp ảnh họ. Tôi ở đó gần một năm, và vài năm sau đó, tôi trở thành nhiếp ảnh gia và tiếp tục quay lại thường xuyên. Tôi cũng đã suýt chết nhiều lần. Một lần trong vụ tai nạn xe hơi, nhưng người Kurd đã cứu tôi. Một lần khác, khi chế độ Hussein sụp đổ, tôi bị rơi vào giữa làn đạn của quân khủng bố al-Qaeda và quân đội Hoa Kỳ. Vào năm 2013, trong một lần đi làm phóng sự, tôi đã có một trải nghiệm đặc biệt đáng sợ, khiến tôi quyết định ngừng đưa tin về chiến tranh, và phải mất 10 năm sau, tôi mới có thể chữa lành vết thương và quay lại với nhiếp ảnh. Tuy nhiên, mối liên hệ với người Kurd vẫn mạnh mẽ, thôi thúc tôi quay lại để tìm những người tôi đã chụp ảnh vào năm 1991, tìm hiểu về họ, hiện giờ ra sao. Cuối cùng, tôi quyết định kể câu chuyện của họ thông qua một cuốn sách. Trong cuốn sách, ông đề cập đến những cuộc chạm trán quyết liệt, cũng như những cuộc gặp đáng nhớ, kết bạn với những người Kurd, mà một trong số họ đã trở thành những nhân vật quan trọng. Những mối liên hệ này đã ảnh hưởng thế nào đến công việc và tầm nhìn của ông về Kurdistan? Lâm Đức Hiền: Năm 2015, trong một lần làm việc cho tờ Le Monde, tôi vô tình đến chiến tuyến giữa người Kurd và tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech. Một chiến binh người Kurd trẻ tuổi đã hỏi tôi rằng đây có phải lần đầu tiên tôi đến Kurdistan không. Tôi cười và trả lời: "Không, trước khi cậu sinh ra, thì tôi đã ở đây rồi." Khi tôi cho cậu ấy xem những bức ảnh cũ của tôi từ năm 1991, chỉ huy của cậu ấy nhận ra rằng tôi đã chụp ảnh người đàn ông hiện trở thành bộ trưởng Quốc Phòng Kurdistan. Từ thời điểm đó, người này đã hỗ trợ tôi tất nhiều, đưa tôi đến những nơi đặc biệt, để thực hiện cuốn sách về người Kurd, về một dân tộc không được ai quan tâm. Dần dần, tôi tìm thấy những người mà tôi đã chụp ảnh nhiều thập kỷ trước. Có những người tị nạn trở thành mục sư, có những chiến binh trở thành nhà lãnh đạo. Cuốn sách này kể lại câu chuyện về họ, về những thay đổi của những người Kurd trong hơn 3 thập kỷ qua. Cuốn sách của ông không chỉ nói về những tác động của chiến tranh, mà còn về cuộc sống thường nhật của người Kurd, về sự kiên cường của dân tộc này. Ông có thể giải thích về cách tiếp cận này được không ? Lâm Đức Hiền: Tôi không muốn cuốn sách của mình thành một bản ghi chép, báo cáo về chiến tranh. Kurdistan không chỉ có chiến tranh, mà còn có những tái thiết, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Tôi đã theo dõi một số người trong 30 năm. Ví dụ, một chiến binh Kurd đã cứu mạng tôi và nay, là một nông dân. Một người mà tôi chụp ảnh khi còn nhỏ, nay đã trở thành thủ tướng, và tổng thống. Cũng có một gia đình, vào năm 1991, họ sống trong một hang động tuyết, nay có một căn nhà và khu vườn. Đó là những câu chuyện mang lại linh hồn cho cuốn sách của tôi. Ngoài ra, tôi cũng chụp những phong cảnh của Kurdistan, những ngọn núi phủ tuyết, gợi nhớ đến Thụy Sĩ, những cánh đồng hoa,…, mà đằng sau vẻ đẹp đó, là những vùng đất bị tàn phá bởi chiến tranh, mà mỗi bước chân đều đầy rẫy những hiểm nguy. Tôi cũng muốn người Kurd đọc được cuốn sách này. Vì vậy tôi đã yêu cầu dịch sang tiếng của họ, để họ có thể nhận thấy mình trong lịch sử của Kurdistan, và nói rằng « đó là ký ức của chúng tôi ». Liệu trải nghiệm từng là thuyền nhân có ảnh hưởng đến cách tiếp cận của ông với tư cách là một nhiếp ảnh, nhà báo ảnh ? Lâm Đức Hiền: Tôi nghĩ rằng là một người tị nạn, ai cũng sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, bị quên lãng. Bức hình đầu tiên trong cuốn sách là về một người phụ nữ, nước mắt lưng tròng, giơ tay lên, khiến lúc đầu, tôi tưởng là bà ấy không muốn bị chụp ảnh. Tôi nhìn thấy ở bà ấy hình ảnh của mẹ tôi, về khoảnh khắc mà chúng tôi phải đi tị nạn, qua sông Mêkông. Nhưng trên thực tế, bà ấy nói với tôi rằng « Hãy chụp hình tôi đi, hãy cho cả thế giới thấy rằng chúng tôi đang bị tàn sát ». Đó chính là điều thôi thúc tôi trở thành nhiếp ảnh gia. Bởi vì nếu không ai nói về thảm kịch này, thì giống như là những cảnh này không tồn tại, dân tộc này không tồn tại, khiến họ bị quên lãng. Và chính điều này đã thôi thúc tôi, cho tôi thấy sự cần thiết để chụp những bức ảnh, để làm chứng, trong suốt sự nghiệp của mình. Mở đầu cuốn sách, ông nói về Kurdistan như một « người bạn », ông có thể chia sẻ về những trải nghiệm của ông với « người bạn » này ? Lâm Đức Hiền: Phải nói rằng tình bạn và độ tin cậy không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà có thể chứng minh qua hành động. Vào năm 1991, bạn tôi Kawa đã nói rằng : « Nếu một viên đạn bắn nhắm vào ông thì tôi sẽ đứng trước, chặn nó lại. Tôi nghĩ rằng đó chỉ là lời nói suông thôi, cho đến một ngày, ông ấy đứng chắn ở phía sau tôi, và lãnh một viên đạn vào vai. Tôi đã chở ông ấy đến bệnh viện và cứu ông ấy. Ba mươi năm sau, tôi tìm lại ông ấy. Tôi được biết là Kawai đã từng di cư đến Hà Lan trong nhiều năm, sau đó vì nhớ quê mà trở lại Kurdistan. Khi chúng tôi gặp lại, cứ như là chúng tôi chưa từng xa nhau. Khi ở với Kurd, không ai cảm thấy cô đơn cả. Khi có một vấn đề, lúc nào cũng có gia đình, cộng đồng, bạn bè giúp đỡ. Tình đoàn kết này gợi tôi nhớ đến văn hóa Á châu của mình. Sự ấm áp của tình người chính là điều mà tôi muốn truyền tải qua cuốn sách này.…
T
Tạp chí xã hội


1 Học tiếng Pháp miễn phí ở đâu khi Paris thắt chặt điều kiện nhập cư ? 9:01
9:01
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:01
Đối với người nước ngoài, tại Pháp, tiếng Pháp trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp thẻ cư trú và hội nhập vào xã hội. Từ tháng 07/2025, người xin thẻ cư trú hoặc quốc tịch Pháp có ba cách để chứng minh trình độ tiếng Pháp : có bằng cấp của Pháp ; bất kỳ bằng chứng nào khác chứng minh thành thạo tiếng Pháp ; chứng chỉ ngôn ngữ tương ứng với mỗi loại thẻ cư trú : A2 cho thẻ từ 2-4 năm, B1 cho thẻ 10 năm và B2 để xin quốc tịch. Chứng chỉ A2 tương đương với trình độ học sinh cấp 2, B1 tương đương với cấp 3 và B2 tương đương với trình độ đại học. Một điều kiện thắt chặt khác là sau khi đã ba lần có thẻ cư trú một năm, người nước ngoài phải xin thẻ cư trú nhiều năm, và như vậy, cần chứng chỉ tiếng Pháp A2. Nếu không chứng minh được, đơn xin có thể bị từ chối, dù đã sống ổn định ở Pháp hoặc đoàn tụ gia đình. Riêng về xin quốc tịch, điều kiện về tiếng Pháp cũng bị thắt chặt hơn, cần trình độ B2 (nói, viết) kể từ tháng 07/2025 thay vì B1 như hiện nay. Quy định thắt chặt mới được ghi rõ trong Thông tư bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau tháng 01/2025 và có hiệu lực cho đến khi có luật nhập cư mới, dự kiến vào năm 2026. Bộ trưởng Othaman Nasrou, phụ trách Quyền Công dân và Chống phân biệt, khẳng định là chính quyền “sẽ khắt khe hơn về mặt hòa nhập xã hội” . Đọc thêm : Học tiếng Pháp với giáo trình Parlez-vous Paris của RFI Để tạo thuận lợi cho người nước ngoài học tiếng Pháp, chính quyền triển khai nhiều phương tiện dạy học. Tuy nhiên, các lớp học trực tiếp, có giáo viên hướng dẫn chỉ còn dành cho người mới đến, chưa biết tiếng Pháp. Còn đối với người đã biết tiếng Pháp, họ có rất nhiều trang web tự học và trắc nghiệm trình độ (tham khảo trang FUN MOOC ). Chính điều này khiến các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội giúp đỡ người nhập cư, tị nạn lo ngại và lên án vì như bỏ rơi người nhập cư, mặc họ tự xoay sở. Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 04/04/2025 khi nói về việc chính phủ “thắt chặt kiểm soát nhập cư bất hợp pháp và tiến trình hội nhập” , ông Félix Guyon, trường THOT chuyên dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và xin tị nạn ở vùng Ile-de-France, nêu một thực tế là không phải người nước ngoài nào cũng có điều kiện vật chất (máy tính, máy tính bảng) hoặc có kết nối internet tốt để có thể tự luyện tập. Các hiệp hội tổ chức lớp học tiếng Pháp miễn phí cho người nước ngoài Tuy nhiên, để bổ sung cho “sự giảm cam kết của Nhà nước” , theo cáo buộc của các hiệp hội bảo vệ người tị nạn, di dân nước ngoài, có hàng nghìn chương trình dạy tiếng Pháp, đặc biệt là ở vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), được các hiệp hội và trường tư tổ chức miễn phí cho người nhập cư. Trường THOT (viết tắt của Transmettre un Horizon à tous, Truyền tải cả một chân trời đến mọi người) là một trong số đó. Ông Félix Guyon giải thích : “Hiện tại, trường THOT có 6 lớp học với khoảng 15 học viên mỗi lớp. Mỗi kỳ chúng tôi nhận được từ 200 đến 500 đăng ký. Do số lượng yêu cầu nhiều hơn số chỗ cho nên chúng tôi phải tuyển chọn học viên dựa trên các tiêu chí như không có bằng cấp, không nói được tiếng Pháp hoặc nói được ít tiếng Pháp, sống ở vùng Île-de-France và có thể học được 10 giờ mỗi tuần. Họ được yêu cầu đến làm bài kiểm tra để xếp vào lớp có trình độ tương ứng. Đối với những người mà chúng tôi không thể tiếp đón được, chúng tôi sẽ cố gắng hướng dẫn họ, cung cấp cho họ địa chỉ và thông tin liên lạc của những nơi khác - có rất nhiều cơ sở ở Paris và vùng lân cận - để họ có thể nhanh chóng tìm được lớp học phù hợp. Chúng tôi có rất nhiều yêu cầu và đáng tiếc là chúng tôi không thể đáp ứng được hết” . Người nước ngoài muốn học tiếng Pháp có thể truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng, như BonjourBonjour hoặc Réseau Alpha .... chọn “học trực tiếp” hoặc “học trực tuyến (online)” , chọn khu vực sinh sống để có thể tìm được một khóa học phù hợp với nhu cầu. Những khóa học này đều miễn phí, theo ông Félix Guyon : “Trường chúng tôi đặt mức lệ phí nhập học là 7 euro. Thực ra đây chỉ là mức phí mang tính biểu tượng nhằm tạo ra cam kết và hợp đồng giữa nhà trường và học viên. Chúng tôi cho rằng đây là một ý tưởng hay để cải thiện sự chăm chỉ, để hiệu quả hơn so với các khóa học hoàn toàn miễn phí. Dĩ nhiên là khoản phí này không thể chi trả cho toàn bộ kinh phí cho giảng viên, cơ sở vật chất và nhân viên. Nhưng ý tưởng của chúng tôi là lập ra một kiểu hợp đồng, một chút trách nhiệm, niềm tin giữa người học và nhà trường. Phần còn lại, chúng tôi phải đi tìm ngân sách từ các nguồn trợ cấp công, từ các tổ chức doanh nghiệp, quỹ tư nhân và quyên góp của cá nhân. Trọng trách của chúng tôi là phải tìm được nguồn tài trợ để có thể mở trường và tiếp nhận các học viên đó gần như miễn phí hết” . Không có giấy tờ hợp lệ cũng có thể đăng ký học THOT được ba phụ nữ đồng sáng lập năm 2015 sau các sự kiện Mùa Xuân Ả Rập và chiến tranh ở Syria. Họ trực tiếp đến các khu tạm trú hỗ trợ người tị nạn và thấy rằng ngoài mong muốn có được mái nhà che mưa che nắng, được ăn uống bình thường, những di dân đến Paris, vùng Île-de-France hoặc Pháp thực sự muốn học tiếng Pháp giúp hòa nhập hiệu quả vào nước Pháp, được hội nhập vào xã hội Pháp. “Trường THOT nhận được một số ngân sách dành cho một số kiểu quy chế. Ví dụ, Nhà nước cấp ngân sách cho chúng tôi để đào tạo người có quy chế tị nạn. Nhưng chúng tôi cũng có nhiều nguồn ngân sách khác, từ các cá nhân, các quỹ tư nhân giúp chúng tôi tiếp nhận cả những người không có giấy tờ hoặc đang xin tị nạn hoặc bị từ chối quyền tị nạn. Đối với những trường hợp như vậy, chúng tôi thực sự ủng hộ ý tưởng là tất cả người nước ngoài ở Pháp đều được quyền tiếp cận những điều kiện tốt để học tiếng Pháp. Chúng tôi có những khóa học tiếng Pháp kéo dài 160 giờ phù hợp với trình độ của từng cá nhân và được giảng dạy bởi một giảng viên có trình độ chuyên môn, từ “vỡ lòng” dành cho những người không biết đọc, biết viết lên đến trình độ A2”. Đọc thêm : Học tiếng Pháp qua bản tin thời sự Chính vì vậy, thẻ cư trú - được coi là giấy tờ tùy thân - không phải là một điều kiện bắt buộc khi đăng ký học tại những ngôi trường dạy tiếng này. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn hỗ trợ tìm việc làm hoặc một ngành đào tạo chuyên môn, vấn đề thẻ cư trú lại là một trở ngại, theo giải thích của ông Félix Guyon : “Ở điểm này, đúng là chúng tôi bị hạn chế vì quy chế của học viên, có nghĩa sẽ không thể đăng ký đào tạo chuyên môn cho một người không có giấy tờ. Chúng tôi sẽ phải cố gắng hỗ trợ nhiều nhất để giúp họ hợp thức hóa giấy tờ tùy theo hoàn cảnh cá nhân hoặc có tiến triển trong hồ sơ di trú. Nhưng chúng tôi sẽ không thể tìm việc làm cho người không có giấy tờ vì điều đó là bất hợp pháp. Vì vậy, chúng tôi phải theo hoàn cảnh của từng người, cố gắng giúp họ thay đổi hoàn cảnh và nhất là nâng cao trình độ tiếng Pháp. Sử dụng tốt tiếng Pháp sẽ luôn hữu ích cho họ, bất kể số phận của họ như thế nào, bất kể chặng đường còn lại của họ ra sao. Khi có trình độ tiếng Pháp tốt hơn, họ sẽ tự lập hơn, tự tin hơn vì ngoài ngôn ngữ, đây là những kỹ năng rất quan trọng cho chuỗi hành trình còn lại” . Tạo điều kiện, đồng hành để đi tới thành công Không chỉ dạy tiếng Pháp, theo dõi quá trình học tập và tiến bộ của học viên, hầu hết các trường dạy tiếng cho người nước ngoài đều tổ chức thêm các hoạt động văn hóa, thể thao, dịch vụ tư vấn pháp lý di dân, tị nạn và xã hội. “ Ví dụ, tại trường THOT có tổ tư vấn pháp lý, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý trị liệu và cả nhà trẻ để những phụ nữ thường phải trông con có thể gửi con nhỏ trong giờ học. Mục tiêu thực sự là tạo ra một nơi hiệu quả và chu đáo để mọi người đến trường chúng tôi đều có thể học tiếng Pháp hiệu quả nhất có thể và trong điều kiện tốt nhất. Tất cả các tổ tư vấn quanh các khóa học nhằm mục đích bảo đảm rằng khi đến lớp, đứng trước giáo viên, học viên có thể sẵn sàng về mặt tinh thần và sau đó là tự tin để có thể học tiếng Pháp hiệu quả và đạt được bằng tốt nghiệp đầu tiên bởi vì trong trường của chúng tôi, có những người chưa từng có bằng cấp nào ở nước của họ hoặc ở Pháp. Do đó chứng chỉ tiếng DILF (Diplôme Initial de Langue Française, chứng chỉ tiếng Pháp dành cho người mới bắt đầu) hoặc DELF (Diplôme d’Etudes en Langue Française, bằng tiếng Pháp cơ bản cấp A1) mà chúng tôi giúp họ đạt được, sẽ là bằng tốt nghiệp đầu tiên trong cuộc đời họ. Việc đó sẽ hữu ích trong việc tìm kiếm việc làm và con đường sự nghiệp, đồng thời cũng có tác động tích cực đến sự tự tin, tự chủ của họ”. Thông tư Retailleau tháng 01/2025 thắt chặt yêu cầu về tiếng Pháp để hội nhập không ảnh hưởng đến người có quy chế tị nạn vì được luật pháp quốc tế bảo vệ. Họ sẽ không thể bị trục xuất nếu không đạt đến một trình độ ngôn ngữ yêu cầu. Còn tất cả những người nước ngoài khác sẽ phải chứng minh trình độ tiếng Pháp tương ứng. Chính phủ Pháp nhấn mạnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng yêu cầu trắc nghiệm ngôn ngữ. Ví dụ Cơ quan Di trú và Thị thực Vương quốc Anh (UKVI) chấp nhận bài kiểm tra Secure English Language Tests (SELTs). Tại Canada, người nước ngoài xin thị thực hoặc xin nhập quốc tịch đều phải tham gia Kiểm tra trình độ tiếng Pháp (TCF), gồm bốn bài đánh giá kỹ năng hiểu nói/viết và khả năng diễn đạt nói/viết. Nhật Bản cũng yêu cầu người nước ngoài tham gia Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT), được chia thành năm cấp độ. Đối với người muốn có thẻ thường trú nhân thì cần phải có trình độ N1 và đây là trình độ rất khó đạt được. FUN MOOC : Đại học Kỹ thuật số Pháp là nhóm lợi ích công cộng vận hành nền tảng FUN MOOC. Réseau Alpha : Được thành lập vào năm 2006 bởi hai tình nguyện viên người Pháp, hiệp hội Réseau Alpha giới thiệu chương trình học tiếng Pháp tại Île-de-France và cung cấp nguồn lực cho các tổ chức địa phương đầu tư vào việc học tiếng Pháp. Do đó, mục đích của hội là tạo ra mối liên kết giữa người học tiếng Pháp và những người hỗ trợ người di cư.…
T
Tạp chí xã hội


1 Từ Hitler đến Trump, vì sao kiến trúc hiện đại bị ghét bỏ ? 9:58
9:58
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:58
Trong hàng loạt sắc lệnh hành pháp được ký ngay ngày đầu tiên nhậm chức của tân tổng thống Mỹ, ngày 20/01/2025, chỉ có một bản ghi nhớ duy nhất liên quan đến văn hóa, thẩm mỹ, kiến trúc, đó là chính sách « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ ». Theo bình luận của nhật báo The Wall Street Journal, kiến trúc là mục tiêu đầu tiên trong « cuộc chiến văn hóa » của chính quyền tổng thống Donald Trump. Cùng với thông tín viên Bùi Uyên, đồng thời là kiến trúc sư tại Paris, RFI tìm hiểu tại sao kiến trúc hiện đại lại trở thành cái gai trong mắt Donald Trump. RFI : Chính sách của tổng thống Mỹ Donald Trump « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ » cụ thể đề cập đến những chủ đề gì ? KTS. Bùi Uyên : Sắc lệnh này yêu cầu tất cả các tòa nhà chính phủ liên bang mới phải tôn trọng di sản kiến trúc địa phương truyền thống và cổ điển, các dự án mang phong cách khác sẽ không được chấp thuận. Bản ghi nhớ này bị lu mờ bởi những tuyên bố chấn động hơn. Ít người biết được rằng bản ghi nhớ này nằm trong chiến dịch lâu nay của đảng cánh hữu Mỹ, đặc biệt là cá nhân tổng thống Donald Trump, chống lại kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại, mà họ cho là « xấu xí ». Họ cho rằng kiến trúc thoát khỏi các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển đồng nghĩa với phản bội chủ nghĩa nhân văn và truyền thống thẩm mỹ vốn có của nền dân chủ Mỹ. Nhưng chỉ đến nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump, tư tưởng này mới biến thành một sắc lệnh hành pháp, được ban hành từ cuối nhiệm kỳ trước, và khôi phục lại ngay từ ngày đầu ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc. Trong sắc lệnh cùng tên ban hành cuối năm 2020, vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp và La Mã cổ đại được dẫn chứng như biểu tượng của vẻ đẹp không gian công cộng và niềm tự hào công dân, cho bản sắc của nước Mỹ, mang lại được sự kính trọng của đại chúng. Các công trình liên bang xây mới phải mang phong cách cổ điển, tân cổ điển, art décor. Đối với các công trình cần tu bổ, cải tạo, có thể tính đến việc phá đi xây lại theo phong cách cổ điển. Mâu thuẫn là ở chỗ, trước khi bước vào chính trường, vị tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ được biết đến là một chủ đầu tư bất động sản, với những tòa nhà kính thép mang phong cách hiện đại. Minh chứng rõ nhất là tòa cao ốc chọc trời mang tên ông giữa lòng New York. Không dừng lại ở kiến trúc, sự áp đặt trong thiết kế các công trình liên bang này là một chính sách nằm trong một đường lối theo xu hướng độc đoán về tư tưởng, hạn chế sự tự do trong biểu hiện nghệ thuật. Mới đây, việc ông Trump trở thành chủ tịch trung tâm nghệ thuật biểu diễn Kennedy Memorial Center và việc sa thải chủ tịch, cũng như nhiều nhân viên hội đồng quản trị của trung tâm, là một minh chứng tiếp theo cho chính sách thao túng và định hướng văn hóa của chính quyền Donald Trump. RFI : Như vậy có nghĩa là kiến trúc có thể trở thành một công cụ tuyên truyền tư tưởng chính trị ? KTS. Bùi Uyên : Khác với các loại hình nghệ thuật khác, trong mắt các nhà cầm quyền, công trình kiến trúc trụ sở công là một phương tiện trực quan ưu tiên để biểu trưng quyền lực và truyền tải những tư tưởng chính trị. Để so sánh, việc tuyên truyền bằng các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, thi ca, hội họa, phim ảnh, cần một sự tiếp nhận chủ động của công chúng bằng cách đọc, nghe, xem ... Trong khi đó, với ưu thế tọa lạc nơi không gian công cộng, các tòa trụ sở được trưng ra trước dân chúng, buộc người dân phải tiếp nhận thông điệp của nó. Nhưng tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ không phải là người đầu tiên dùng kiến trúc như một công cụ tuyên truyền chính trị. Trong lịch sử nước Mỹ, kiến trúc của các công trình công cộng luôn phản ánh tầm nhìn và ý chí chiến lược đương thời. Chủ nghĩa cổ điển của Hy Lạp và La Mã trong thế kỷ 18 và 19 được dùng để gợi lên sự ổn định và tinh tế. Việc áp dụng phong cách « tàu biển » và Art Decor vào thế kỷ 20 gợi lên những nét thực tế tiến bộ trong Thỏa thuận mới của Roosevelt. Việc thể hiện kiến trúc chủ nghĩa hiện đại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là để chứng minh tính hiệu quả của nhà nước phúc lợi và ưu thế công nghệ của quốc gia. Chính phủ Mỹ luôn sử dụng kiến trúc theo cách mang tính biểu tượng và thường mang tính chiến thuật. Tuy nhiên, những hàm ý này là phản ánh gián tiếp, hoặc khuynh hướng lựa chọn ôn hòa, chứ chưa bao giờ bị bắt buộc bởi một sắc lệnh của chính tổng thống như lần này dưới thời Donald Trump. Theo sử gia người Mỹ Michel.R.Allen, « sắc lệnh này của tổng thống cấu thành một quyết định độc tài đầu tiên ». RFI : Trong lịch sử, việc áp dụng những điều luật áp đặt một cách nhìn và kiểm soát về nghệ thuật, kiến trúc tương tự chỉ được thấy rõ nhất dưới những chính quyền độc tài, toàn trị hay dân tộc chủ nghĩa như Đức quốc xã hay Stalin của Liên Xô cũ. Những chính sách này đã kiểm soát kiến trúc như thế nào ? KTS. Bùi Uyên : Dưới thời Hitler, để đại diện cho diễn ngôn về một giống nòi thượng đẳng, phong cách Hy Lạp và La Mã được lấy làm cảm hứng biểu trưng cho chủng tộc thuần khiết, tiếp nối sinh học và văn hóa mẫu mực. Cùng vị kiến trúc sư Albert Speer, cũng là cánh tay phải trên chính trường, người đứng đầu chính quyền Quốc xã đã vẽ lên quy hoạch và kiến trúc lại Berlin, với tham vọng biến thành phố này thành một đại đô thị hàng đầu thế giới. Ở đó, những công trình kiến trúc phong cách Hy Lạp và La Mã cũng sẽ trường tồn hàng ngàn năm như hai nền văn minh kia. Các thiết kế thủ đô Berlin khi đó gần như bê nguyên các hình mẫu của điện Panthéon của Hy Lạp, Khải Hoàn Môn của Pháp, sự khác biệt lớn nhất là về tỉ lệ : tất cả các công trình kiến trúc trong phác thảo của Hitler đều to lớn hơn gấp nhiều lần so với nguyên mẫu. Theo đó, khát vọng mang lại tầm vóc khổng lồ của dân tộc Đức thuần khiết được chuyển thể thành những kiến trúc tân-cổ điển với khối tích choáng ngợp. Còn tại Liên Xô cũ, chính quyền Stalin không áp đặt một phong cách kiến trúc chủ đạo duy nhất, nhưng kiểm soát và định hướng phong cách kiến trúc với những mục tiêu chính trị cụ thể cho từng công trình. Chính quyền Stalin lập ra một tổ chức mang tên « Liên hiệp các kiến trúc sư vô sản ». Tổ chức này dân dần phá hủy từ bên trong các tổ chức, hội nhóm chuyên ngành mang tính tiên phong. Tuy không thể công khai đối lập với kiến trúc hiện đại, biểu trưng của tiến bộ và cách mạng, chính quyền Stalin cản trở các kiến trúc sư trẻ, theo trường phái hiện đại, tiếp cận với các dự án lớn, vì lo ngại khó có thể kiểm soát họ. Việc quy hoạch lại Matxcơva được giao cho kiến trúc sư Lazar Kaganovic theo trường phái cổ điển. Bên cạnh phong cách cổ điển mà phe bảo thủ ưa chuộng, Stalin cho xây dựng các công trình theo phong cách kiến trúc hiện đại Mỹ để làm hài lòng công chúng ủng hộ cánh mạng tháng 10 Nga 1917 và cộng đồng quốc tế, để chứng tỏ sự vượt trội so với Hoa Kỳ. RFI : Trở lại thời đại ngày nay, chỉ trích nghệ thuật hiện đại cấp tiến và giới tinh hoa dường như đang trở thành lá bài dân túy, củng cố chủ nghĩa dân tộc bảo thủ ? KTS. Bùi Uyên : Thật vậy, tiêu biểu là sắc lệnh được tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành cuối nhiệm kỳ trước. Không những chỉ định rõ hình mẫu kiến trúc cổ điển cho các công trình công cộng liên bang, sắc lệnh còn chỉ trích thẳng thừng kiến trúc hiện đại, kiến trúc thô mộc (brutalisme) như một phong cách « không được dân chúng ưa chuộng » « kém hấp dẫn » « gây tranh cãi ». Các kiến trúc sư danh tiếng quốc tế cũng bị đánh giá là « không coi trọng tính địa phương và thị hiếu thẩm mỹ trong vùng ». Các tác phẩm của họ chỉ nhằm « gây ấn tượng trong giới tinh hoa kiến trúc », « nghệ thuật vị nghệ thuật », được ca tụng trong giới chuyên môn nhưng lại « xấu xí » trong mắt dân chúng. Theo luận điểm này, việc phê phán kiến trúc hiện đại đồng nghĩa với việc tôn trọng khiếu thẩm mỹ của số đông dân chúng, chống lại sự độc quyền thẩm mỹ của giới tinh hoa. Tuy nhiên, chính việc áp đặt kiến trúc cổ điển như vẻ đẹp chuẩn mực lại là một sự phủ nhận tính đa dạng, cởi mở, trẻ trung của một « hợp chủng quốc » với lịch sử lập quốc khá non trẻ so với đại đa số các quốc gia có nền mỹ thuật, kiến trúc lâu đời khác. Sự trỗi dậy của những cáo buộc kiến trúc hiện đại nói riêng và nghệ thuật hiện đại nói chung, xuất phát từ những tư tưởng theo khuynh hướng bảo thủ, không chỉ là hiện tượng ở xứ cờ hoa. Tại châu Âu, đảng cực hữu AfD của Đức cũng nhiều lần chỉ trích những di sản của kiến trúc hiện đại. Sự kiện kỷ niệm 100 năm khai sinh trường thiết kế Bauhaus – cái nôi của kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại – tạo cơ hội cho đảng này lên án ngôi trường và những đóng góp của nó cho lịch sử. Đảng AfD cho rằng phong trào Bauhaus đã truyền bá sự « xấu xí », gu thẩm mỹ sai lệch. Hay theo như phát biểu tại nghị viện của nghị sỹ của đảng này, ông Tillschneider, đây là « sự đoạn tuyệt với truyền thống xây dựng, bằng việc lắp ghép các cấu kiện tiền chế (..) trên thực tế là tầm nhìn gớm ghiếc, một cuộc sống trong những không gian chật chội, đầy cấm đoán và ngăn chặn ». Để rồi đi đến kết luận « Bauhaus không thể là nơi đưa ra những kiểu mẫu, mà chỉ là một sai lầm lịch sử ». Có thể AfD đã sớm quên, hoặc chưa bao giờ được biết đến hoàn cảnh ra đời vai trò lịch sử của hình thức kiến trúc này. Nếu không có những cải tiến vượt bậc về công nghệ sản xuất beton tiền chế và những thiết kế chức năng tối ưu tiết kiệm diện tích, thì nước Đức và nhiều quốc gia châu Âu không thể đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng do chiến tranh tàn phá. Xây nhanh, công nghiệp hóa, giá rẻ, nhưng đảm bảo điều kiện vệ sinh và tiện nghi sử dụng. Thật trùng hợp, « sai lầm lịch sử » chính là từ mà chính quyền phát xít Đức gọi tên Bauhaus trước khi đóng cửa trường này dưới thời Quốc xã. Họ cáo buộc trường là trụ sở của những người « Do thái - Bolshevik » bởi tên tuổi của các giảng viên – nghệ sỹ lớn người Đức gốc Do Thái hoặc gốc Liên Xô cũ. Không dừng ở đó, chính quyền dưới thời Hitler còn gọi tên nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại những năm đầu thế kỷ 20 là « nghệ thuật thoái hóa », với một cuộc triển lãm cùng tên, hội tụ những bức tranh của các danh họa lớn của các trường phái hiện đại thời bấy giờ như Picasso, Chagall, Otto Dix, Paul Klee hay Kandinsky. Nhiều bức tranh bị tịch thu, phân loại và bị tiêu hủy, nhiều họa sỹ nếu không trốn đi thì bị cấm sáng tác thể loại nghệ thuật này. RFI : Hơn một thế kỷ trôi qua, cái tên nhà độc tài và những tư tưởng dưới thời Quốc xã tưởng như là vết nhơ mà nước Đức đã cố gắng gột rửa để trở thành một quốc gia dân chủ đi đầu, dẫn dắt Liên Âu. Giờ đây không ít chính sách trong số đó lại được đưa vào chương trình tranh cử của đảng cực hữu, đang ngày càng lớn mạnh ở Đức. Bên kia bờ Đại Tây Dương, cái nôi của tự do dân chủ, chính quyền Mỹ của Donald Trump cũng lần đầu tiên ban hành những quyết sách áp đặt chống lại kiến trúc hiện đại. Vì sao kiến trúc hiện đại lại là mục tiêu bị bài trừ? KTS. Bùi Uyên : Kiến trúc hiện đại được hình thành vào những năm 20 của thế kỷ XX từ trường nghệ thuật Bauhaus ở Đức. Trên nền tảng tiến bộ Cách mạng công nghiệp, thiết kế kiến trúc được phát triển tự do hơn, giải phóng khỏi những tỉ lệ và bố cục cổ điển, lấy công năng là mục tiêu chính, thông qua đó giản lược các đường nét, chi tiết trang trí. Đây là một bước ngoặt rõ nét so với kiến trúc cổ điển thịnh hành suốt nhiều thế kỷ. Một lý do quan trọng để phong cách kiến trúc này lan rộng là đòi hỏi bức thiết xây dựng lại nhanh chóng và số lượng lớn sau Thế Chiến thứ nhất. Cùng với sự hình thành liên minh chính trị hai bờ Đại Tây Dương và sự giao thoa trao đổi văn hóa dễ dàng hơn, luồng tư tưởng kiến trúc này nhanh chóng được « quốc tế hóa », lan rộng ở châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt với làn sóng di cư của các trí thức tinh hoa, các nghệ sỹ, kiến trúc sư, do ảnh hưởng của Thế Chiến thứ 2. Bên khối các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, kiến trúc hiện đại cũng được xây dựng rộng rãi để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đại bộ phận dân chúng. Ở châu Âu, các tòa nhà theo phong cách hiện đại còn được tiếp tục xây dựng sau Thế Chiến thứ 2, đến tận những năm 70, dưới hình thức những đô thị vệ tinh mới. Tuy vậy, đây cũng là một nguyên nhân để phong cách kiến trúc này bị nhận biết chủ yếu trong công chúng, bởi các tòa nhà chung cư xây dựng hàng loạt bằng beton tiền chế, với hình khối đơn giản, đều đặn có phần nhàm chán. Cùng với sự xuống cấp và các vấn đề xã hội hiện nay của các khu dân cư này, hình ảnh kiến trúc hiện đại này trở nên phản cảm. Với những bối cảnh lịch sử và xã hội nói trên, các đảng bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa nhìn thấy ở di sản kiến trúc hiện đại mọi hiện thân và thông điệp đối lập hoàn toàn với đường lối chính trị mà họ theo đuổi : tính quốc tế, toàn cầu hóa, tính cách mạng, ly khai khỏi các khuôn mẫu cổ điển truyền thống, gắn với đề cao phúc lợi xã hội. Ngày nay, triết lý và ngôn ngữ kiến trúc đã tiến những bước dài, mang trong nó những tư duy mới về môi trường, chuyển đổi năng lượng, đề cao tính địa phương. Việc bài xích kiến trúc hiện đại, để áp đặt thay vào đó hình thức và phong cách cổ điển, dưới vỏ bọc cải thiện thẩm mỹ đô thị, ẩn thực sự sau đó là sự định hướng sáng tạo và cản trở tự do biểu đạt. Không chỉ dừng lại ở kiến trúc, những chính sách độc đoán thao túng các hoạt động nghệ thuật vẫn còn nối tiếp, vô hình chung đẩy lùi những bước tiến tất yếu của văn hóa và vận động xã hội.…
T
Tạp chí xã hội


1 Chống di dân bất hợp pháp : Pháp thắt chặt điều kiện nhập cư và quá trình hội nhập 9:19
9:19
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:19
Pháp thắt chặt kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp và nhập cư nói chung sau nhiều vụ giết người, khủng bố mà thủ phạm là người nhập cư bất hợp pháp và là đối tượng bị trục xuất. Theo thông tư về “cho phép lưu trú đặc biệt” được bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau công bố ngày 24/01/2025, để được hợp thức hóa giấy tờ, người nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống ở Pháp 7 năm thay vì 5 năm như trước, có việc làm và chứng chỉ tiếng Pháp theo yêu cầu. Bản hướng dẫn dài 3 trang gửi đến các tỉnh trưởng, nhấn mạnh : “Việc cho phép lưu trú đặc biệt (AES) dành cho người nhập cư bất hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. AES không phải là con đường thông thường để nhập cư và được quyền cư trú” . Cụ thể, thông tư tập trung hai mục tiêu chính : thắt chặt điều kiện về hợp pháp hóa giấy tờ đối với người nhập cư bất hợp pháp ; tăng cường yêu cầu hòa nhập vào xã hội, trong đó có đòi hỏi về trình độ ngôn ngữ. Hợp thức hóa theo tiêu chí lao động Ở điểm thứ nhất, thông tư yêu cầu các tỉnh trưởng tập trung hợp thức hóa giấy tờ cho lao động nhập cư trong các ngành nghề thiếu nhân lực, trái ngược với việc hợp thức hóa giấy tờ theo diện cá nhân và đoàn tụ gia đình tại Pháp, cho đến nay vẫn được ưu tiên và chiếm đa số. Đối với các đối tượng khác, điều kiện cho phép lưu trú bị thắt chặt hơn nhiều. Thực ra, việc hợp thức hóa giấy tờ cho nhân viên các ngành thiếu lao động đã được quy định trong Luật Di trú ngày 26/01/2024, gồm ba điều kiện chính : sống tại Pháp 3 năm, có thâm niên 12 tháng làm việc và làm một trong các nghề thiếu lao động được ghi trong danh sách ban hành theo sắc lệnh. Tuy nhiên, vẫn trong các ngành nghề thiếu lao động, một người nhập cư bất hợp pháp “làm chui” sẽ phải đáp ứng yêu cầu “sống tại Pháp 7 năm” , thay vì 5 năm như hiện nay. Đọc thêm Pháp trù tính nhập cư lao động đối với những ngành nghề thiếu nhân công Trả lời RFI Tiếng Việt, ông Felix Guyon, đại diện của THOT, trường dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và người xin tị nạn, vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), đánh giá : “ Thông tư Valls (bộ trưởng Nội Vụ 2012-2014) có giá trị cho đến tháng 01/2025, đòi hỏi lao động nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống tại Pháp 5 năm và làm việc 2 năm rưỡi. Và hiện giờ là yêu cầu 7 năm sống tại Pháp. Đây là một biện pháp thắt chặt rất cứng rắn. Và chúng tôi thấy đây là món quà dành cho những ông chủ vô đạo đức vì họ có thể giữ những người lao động không giấy tờ sống trong tình trạng bất hợp pháp, không có quyền lợi trong thời gian dài hơn. Thông tư Retailleau thắt chặt hơn rất nhiều”. Phải có chứng chỉ tiếng Pháp theo loại hình thẻ cư trú Ngoài điều kiện sống tại Pháp 7 năm, các tỉnh trưởng sẽ phải đánh giá trình độ tiếng Pháp của người nhập cư thông qua “bằng cấp của Pháp hoặc chứng chỉ ngôn ngữ” . Điều kiện này sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2025 cho tất cả những người nước ngoài xin thẻ cư trú, thay vì chỉ cần “có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp” là đủ như đang áp dụng. Điều kiện ngặt nghèo này cũng bị ông Felix Guyon chỉ trích : “Đó là một trở ngại cho những người nước ngoài đang sống bất hợp pháp ở Pháp, mà thực ra là đối với cả những người sống hợp pháp, bởi vì tiếng Pháp đang được Nhà nước sử dụng như một công cụ cho chính sách kiểm soát ngày càng gay gắt hơn và được tiếp tục kể từ đầu những năm 2010 với các yêu cầu ngày càng cao hơn mà không hẳn mang tính xây dựng. Trên thực tế, luật mới này sẽ làm tăng đáng kể yêu cầu kiểm tra tiếng Pháp. Để có được giấy phép cư trú nhiều năm, từ giờ sẽ phải có trình độ A2, để có được thẻ thường trú nhân thì cần có trình độ nâng cao B1, và để được nhập tịch quốc tịch Pháp thì phải có trình độ B2. Đó là những trình độ rất cao. Đó là lý do tôi nói rằng yêu cầu mới sẽ ảnh hưởng đến những người sống bất hợp pháp cũng như hợp pháp. Ví dụ như những người có giấy phép cư trú tạm thời một năm, họ sẽ không thể tiếp tục được cấp thẻ cư trú 1 năm sau ba lần có thẻ này và họ sẽ không thể nộp đơn nữa. Điều đó có nghĩa là họ sẽ phải nộp đơn xin thẻ cư trú nhiều năm nhưng không phải ai cũng có thể có được trình độ tiếng Pháp A2 theo yêu cầu vì họ không đi học hoặc không có thời gian luyện tập vì có con nhỏ chẳng hạn. Và những người này sẽ thuộc diện có thể bị trục xuất cho dù họ đã ở Pháp nhiều năm, hòa nhập hoàn toàn, giao tiếp thoải mái bằng tiếng Pháp nhưng không hẳn là viết tốt, cho nên họ sẽ không thể đạt được trình độ A2. Trình độ này có thể là dễ đạt được đối với những người đi học, nhưng đối với những người bỏ học từ nhỏ, thì để đạt được đến những trình độ như vậy cần đến hàng nghìn giờ học tập. Hơn nữa, kể cả những người sống và làm việc tại Pháp từ lâu, giao tiếp thoải mái hàng ngày bằng tiếng Pháp nhưng lại không quen với hình thức kiểm tra, cũng thấy khó khi làm bài trắc nghiệm theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, lệ phí thi trình độ A2 là khoảng 150 euro và không có gì bảo đảm chắc chắn sẽ thành công. Đối với chúng tôi, những biện pháp này thực sự là một trở ngại tạo thêm tình trạng bấp bênh và người nhập cư không giấy tờ” . Đọc thêm Dự luật nhập cư ở Pháp: Cấp giấy tờ cho người lao động hay trục xuất « những kẻ khủng bố » ? Yêu cầu trình độ ngôn ngữ cao nhưng thiếu cơ sở đào tạo Thực ra, yêu cầu về chứng chỉ ngôn ngữ đã được quy định trong Luật Di trú nhưng chưa được áp dụng triệt để. Đối với người nhập cư bất hợp pháp, đòi hỏi về ngôn ngữ là rào cản lớn vì bản thân họ không có điều kiện theo học. Còn đối với người nước ngoài đến Pháp hợp pháp, ngay khi làm thủ tục ở Văn phòng Nhập cư và Hội nhập Pháp - OFFI (Office français de l’immigration et de l’intégration), họ được học tiếng Pháp miễn phí. Tuy nhiên, chương trình này cũng bị cắt giảm. Ông Felix Guyon cho rằng chính quyền “luôn yêu cầu trình độ cao hơn ở người nước ngoài nhưng lại không cung cấp phương tiện để thực hiện điều đó”. “OFII - cơ quan Nhà nước - đang trong quá trình thay đổi lớn. Từ năm 2007 có các chương trình dạy tiếng Pháp trực tiếp với giáo viên. Mọi người có thể có tới 600 giờ học tiếng Pháp để đạt trình độ A1. Đúng là hệ thống này không hoàn hảo, do các nhóm không hẳn có chung trình độ, đôi khi có những nhóm rất đông học viên nên rất khó để tiến bộ, nhưng nhờ có giáo viên mà giúp người nước ngoài làm quen với tiếng Pháp. Nhưng kể từ tháng 07/2025, OFII áp dụng cách dạy và học mới. Chỉ những người không biết đọc, biết viết và ở trình độ mới bắt đầu mới có thể tiếp tục được học trực tiếp tại cơ sở với giáo viên. Đa phần còn lại sẽ phải học trực tuyến 100% trên nền tảng kỹ thuật số mà không có giáo viên. Vì vậy, đối với chúng tôi, khó có thể yêu cầu người nước ngoài hòa nhập khi mà một mình ngồi trước máy tính, hoặc chưa chắc đã có máy tính, máy tính bảng hoặc có kết nối internet tốt. Đối với chúng tôi, đây thực sự là dấu hiệu rút lui của Nhà nước. Điều kiện đào tạo của Nhà nước ngày càng sụt giảm nhưng lại đòi hỏi trình độ ngày càng cao hơn. Tất nhiên, vẫn còn những hiệp hội và tổ chức đào tạo như THOT. Nhưng trên thực tế, chúng tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng liên tục cắt giảm hỗ trợ tài chính, trợ cấp. Và ngày càng khó để có được những khoản trợ cấp này và tạo điều kiện học tập tốt cho mọi người. Trên thực tế, gánh nặng học tiếng Pháp thực sự đè lên vai người nước ngoài và chúng ta biết rằng họ thường bị yếu thế, bấp bênh hơn người Pháp. Vì vậy, đối với chúng tôi, đây thực sự là một dấu hiệu rất, rất xấu bởi vì người ta đang yêu cầu trình độ tiếng Pháp cao nhất với ít nguồn lực hơn, đẩy trách nhiệm cho người nước ngoài, chứ không đặt lên vai Nhà nước như cho đến nay” . Đọc thêm Pháp thắt chặt nhập cư, áp dụng chính sách "quota" theo ngành nghề Nên tách "trình độ tiếng Pháp" với "thẻ cư trú" Tiêu chí ngôn ngữ được yêu cầu từ lâu khi làm thẻ cư trú. Tuy nhiên, theo THOT, không nên bắt buộc là điều kiện tiên quyết vì phần lớn người nước ngoài đến Pháp đều muốn hòa nhập vào xã hội, muốn có cuộc sống bình thường và nói được tiếng Pháp. Ông Felix Guyon khuyến nghị một biện pháp hoàn toàn ngược lại : “Theo quan điểm của chúng tôi, khi tôi nói “chúng tôi”, có nghĩa là các hiệp hội hoạt động tại cơ sở với người nhập cư trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Việc đầu tiên yêu cầu người nhập cư hòa nhập rồi sau đó mới có tình hình ổn định và hợp pháp, theo chúng tôi, không nên làm theo cách đó. Trên thực tế, người nhập cư sẽ có được điều kiện tốt để học tiếng Pháp và đầu tư vào quyền công dân chỉ khi họ cảm thấy được chào đón và được học trong điều kiện tốt. Cho nên bắt phải học tiếng Pháp và phải đạt được trình độ nào đó, đối với chúng tôi, đó là biện pháp phản tác dụng, mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử và nhất là không có cơ sở. Vì vậy, điều mà chúng tôi yêu cầu, đặc biệt là trong một diễn đàn được đăng trên nhật báo Le Monde vào tháng 12/2024, là tách “trình độ tiếng Pháp” với “thẻ cư trú”. Chúng tôi yêu cầu xem việc học tiếng Pháp là một quyền lợi chứ không phải là nghĩa vụ. Đối với chúng tôi, điều này thực sự rất quan trọng. Cho nên chúng tôi yêu cầu dỡ bỏ các nghĩa vụ về ngôn ngữ, bảo đảm quyền học tiếng Pháp cho mọi người và huy động nguồn lực cho việc này, ngay từ giai đoạn nộp đơn xin tị nạn để mọi người có thể tiếp cận các khóa đào tạo thực sự phù hợp với nhu cầu của họ. Bởi vì mỗi người đều có một cuộc sống, một sự nghiệp khác nhau và điều quan trọng là nó phải phù hợp với thực tế kinh tế, với thực tế nghề nghiệp của mỗi người. Yêu cầu đó đầy tham vọng, nhưng với chúng tôi, chỉ có cách đó mới dẫn đến thành công cho chính sách hội nhập và chính sách ngôn ngữ hội nhập sẽ có hiệu quả. Điều này hoàn toàn ngược lại với lập luận mà Nhà nước đã tiến hành từ năm 2010, thậm chí là trước đó” . Trong trường hợp không đủ các điều kiện trên, người nước ngoài sẽ trở thành “đối tượng bị buộc rời khỏi lãnh thổ” (objet d’une obligation de quitter le territoire, OQTF), thời hạn của lệnh này được kéo dài từ 1 năm thành 3 năm kể từ Luật Di trú 2024. Thủ phạm những vụ giết người gây phẫn nộ trong công luận trong thời gian gần đây đều là người bị “buộc rời khỏi lãnh thổ Pháp” . Thêm vào đó là cơn bão Chido tràn qua Mayotte, tỉnh hải ngoại ở Ấn Độ Dương, đã phơi bày những bần cùng, tạm bợ trong các khu ổ chuột của di dân bất hợp pháp. Đó là một trong những lý do buộc chính phủ thắt chặt kiểm soát nhập cư. Đọc thêm Pháp : Nhập cư có phải là nguồn căn của khủng bố ?…
T
Tạp chí xã hội


1 Người Việt di dân ở Anh và chính sách siết chặt nhập cư của Luân Đôn 11:27
11:27
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai11:27
Đúng 5 năm sau khi hiệp định Brexit có hiệu lực, vấn đề người nhập cư và di trú vẫn là chủ đề nóng ở Anh, liên quan đến dòng người từ Pháp và các nước Liên Âu sang Anh trái phép. Để đối phó, Anh và Pháp trong tháng 02/2025 đã lập ra đơn vị tuần tra hỗn hợp để hạn chế đoàn "thuyền nhỏ" chở di dân, gồm người Việt Nam, vào Anh. Luân Đôn cũng đưa ra nhiều quy định siết chặt hơn luật di trú. Thông tín viên Nguyễn Giang từ Luân Đôn giải thích. RFI : Người VN ở Anh nghĩ gì và làm gì trước các lệnh siết chặt kiểm tra lao động chui, phạt nặng chủ thuê lao động không giấy tờ ? TTV Nguyễn Giang : Từ mấy năm qua, nghề làm móng tay (nails) của người Việt Nam ở Anh đã gặp vấn đề về nguồn nhân lực. Lý do là số người làm “thợ nails” có giấy tờ cư trú, và giấy phép lao động, trở thành đối tượng được mời chào, trả giá thuê hàng tuần cao nên chủ tiệm sẽ phải chịu giảm doanh thu để giữ thợ. Nếu không, người ta sẽ đi làm cho chủ khác, hoặc ra mở tiệm riêng. Còn số nhân công thiếu giấy tờ thì bị truy bắt, và việc thuê họ rất rủi ro nên người làm nghề này lo sợ không dám thuê. Mức phạt mới rất cao, tới 60 nghìn bảng (trên 71 nghìn euro) cho một trường hợp thuê lậu, gây ra tâm lý lo sợ. Trong một vụ mới tuần thứ 2 của tháng 03/2025, được một người Việt chia sẻ trên trang Facebook của cộng đồng Việt tại Anh thì một chủ tiệm nail bị phạt tới 128 nghìn bảng (bằng 165 nghìn đô la Mỹ) cho 4 người Việt khác có mặt trong tiệm mà nhân viên công lực khi kiểm tra, đã nói là “làm việc lậu”. Xin nhắc lại là kể cả với thợ làm nail có giấy tờ cư trú dạng visa, trong visa ghi là làm việc ở đâu, do chủ nào tuyển (sponsor) thì chỉ được làm ở đó, theo đúng công ty, chứ không được đi làm chỗ khác. Không rõ câu chuyện đằng sau thế nào nhưng khi khiếu nại thì chủ tiệm đó nói 4 người đó chỉ là khách đến chơi, không phải lao động chui. Kết quả là vẫn bị phạt, nhưng chỉ là gần 20 nghìn bảng Anh (civil penalty), thay vì 128 nghìn. Đây là vụ việc có thật, khớp với thông tin tôi nghe từ trước khi tiếp xúc với bà con Việt Nam ở Anh là những tháng trước, khi đưa các vụ đó ra tòa thì mức phạt không cao. Nhưng nay, ví dụ trong 3 trường hợp thuê người lậu ở một công ty có tiệm làm móng thì tòa sẽ phạt ít nhất là 1 trường hợp, và như thế công ty đó không phá sản hoàn toàn, mà vẫn có thể tồn tại để đóng thuế tiếp. Không rõ đây có phải là “sự nhân đạo” hay là cách mà nguồn thu của chính quyền vẫn có và chủ tiệm bị phạt, chịu sự răn đe rồi vẫn làm việc tiếp, chứ không đóng quán. Bởi nếu đóng quán thì người chủ là công dân Anh sẽ nhận tiền thất nghiệp, tạo gánh nặng cho ngân sách. Xin nói thêm đây là chuyện xảy ra với mọi sắc dân, mọi ngành nghề, gồm cả xây dựng, nghề làm nhà hàng, sản xuất thực phẩm ... chứ không riêng gì ngành nail của người Việt Nam. Có lẽ đây là cách kiểm soát chặt hơn nguồn nhân lực đã có mặt ở Anh. Tình hình khó khăn nên nhiều trang Facebook của người Việt Nam thông báo với nhau về chuyện xin hồi hương. Vấn đề cũng được chính phủ Anh đẩy mạnh gần đây. Quan chức Anh đã sang làm việc với chính phủ Việt Nam về biện pháp ngăn chặn kỹ hơn dòng người di cư trái phép. Hôm 06/03 vừa qua, phái đoàn do ông Adam Gardner từ bộ Nội Vụ Vương quốc Anh dẫn đầu đã đến thăm, làm việc với tỉnh Quảng Bình về “dự án phòng, chống mua bán người và nô lệ hiện đại tại Việt Nam”, theo truyền thông hai nước. Bên cạnh đó thì ở Anh dịch vụ tư vấn tỵ nạn cũng đang nở rộ. RFI : Được biết là Anh vẫn là điểm đến của du học từ VN, vậy nên hiểu tình hình ra sao khi mà Anh muốn giảm dòng người nhập cư ? TTV Nguyễn Giang : Hiện Anh vẫn ưu tiên cho sinh viên nước ngoài (gồm cả Việt Nam) được gia hạn visa sau khi tốt nghiệp, bởi vì trong khi chặn nguồn nhập cư lậu thì Anh vẫn thiếu nhân công có tay nghề và có trình độ, khi mà lao động bản địa già đi và cả triệu người thường xuyên nhận trợ cấp sức khỏe, trợ cấp thất nghiệp. Đây là một khía cạnh khác của Brexit : Anh muốn mở cửa ra thị trường lao động và đầu tư toàn cầu, mở rộng hợp tác thương mại. Các cơ quan ngoại giao Anh rất chú ý đến nguồn nhân lực có trình độ là sinh viên Việt Nam đang học hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học ở Anh. Mới giữa tháng Ba này, có một đoàn của đại sứ quán Anh tại Hà Nội quay về nước Anh tổ chức chuyến đi giao lưu gặp gỡ các đại học Anh có sinh viên, giảng viên Việt Nam. Nói ngắn gọn thì Anh quốc muốn chia sẻ nguồn lợi công nghệ, thương mại và nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng không muốn nguồn nhân lực thiếu tay nghề và các nhóm di dân trái phép. Tóm lại là bức tranh rất phức tạp, đa dạng và người Việt Nam ở Anh nói chuyện với nhau hàng ngày về vấn đề này. RFI : Người Việt Nam chỉ là một nhóm trong số hàng chục nhóm di cư vào Anh, vậy thái độ chung của người Anh với người nhập cư từ sau Brexit có thay đổi gì không, và trong xã hội Anh có sự phân biệt các nhóm di dân hay không? TTV Nguyễn Giang : Thái độ của người Anh nói chung với vấn đề nhập cư có hai điểm nổi bật, mà theo tôi là có tác động đến cách dư luận nói chung đánh giá người Việt Nam. Một là dù sao đi nữa, trên nền châu Âu, Anh vẫn là nước cởi mở hơn cả với dòng người nhập cư. Một điều tra dư luận do European Social Survey thực hiện và công bố năm 2023, có câu hỏi đặc thù về chủng tộc và nhóm sắc tộc của di dân, để xem dư luận Anh và châu Âu nghĩ gì. Trả lời cho câu hỏi: Bạn có muốn ngăn chặn, hoặc cho vào rất ít di dân chủng tộc khác (tạm hiểu là người không phải da trắng, gốc Âu, và sắc tộc khác) vào sống ở nước của bạn hay không thì kết quả Yes (đồng ý) là như sau : Hungary 86%, Slovakia 71%, Áo 52%, Phần Lan 42%, Đức 28% và Anh 25%. Tương tự, chỉ có 18% người ở Anh cho rằng “nhận người nhập cư khiến đất nước tồi tệ đi”, thấp hơn rất nhiều so với mấy nước nói trên. Ví dụ ở Đức 31% nghĩ như vậy, Áo 45% và Hungary 56%. Nói ngắn gọn thì sự không ưa (ta có thể hiểu là thái độ kỳ thị chủng tộc, màu da) của người châu Âu hiện ra khá rõ, nếu không quá bán thì cũng chừng ¼ không thích gì người chủng tộc khác họ tới đây sống. Điểm nổi bật thứ hai là khi nhìn nhận người nhập cư vào nước họ thì, người Anh dù sao cũng cởi mở hơn cả và chú ý nhiều đến trình độ, tay nghề của người nhập cư hơn là gốc gác của họ. Trong khi dư luận chung ở Anh hoan nghênh người từ các nước cùng văn hóa tiếng Anh nhất, như Úc, Mỹ, và thứ nhì là tới người châu Âu (Ba Lan) và theo Thiên Chúa giáo, họ không ưa nhất người từ châu Phi và người Hồi giáo ngoài châu Âu. Nhưng nếu nhìn vào tay nghề thì thái độ của họ với người Ấn Độ có tay nghề và người châu Âu có tay nghề không khác nhau bao nhiêu. Còn với di dân bất hợp pháp, thì hơn 1/3 (38%) người Anh coi đây là “vấn đề quan trọng nhất của xã hội” khi được thăm dò ý kiến vào tháng 10/2024. Ở đây tôi trích dẫn các số liệu trên từ nghiên cứu của ba tác giả Lindsay Richards, Marina Fernandez-Reino và Scott Blinder trên trang The Migration Observatory, ĐH Oxford. RFI : Trở lại câu hỏi trước, về chuyện Anh vẫn cần lao động trẻ, có tay nghề, thì vấn đề với người Việt Nam là thế nào ? TTV Nguyễn Giang : Từ thăm dò dư luận trên, ta có thể rút ra 1 số điều hữu ích về người Việt Nam. Một là người Việt Nam thuộc nhóm di cư khác chủng tộc, khác biệt văn hóa khá nhiều so với người Anh nên khó có thể được coi là nhóm được ưu ái. Tuy thế, so với các nước châu Âu bên lục địa thì thái độ bớt lo ngại về người nước ngoài nói chung và người Việt Nam nói riêng vẫn đỡ hơn nhiều. Nói rộng ra hơn thì sinh viên, chuyên gia có tay nghề vẫn được xã hội Anh nói chung và nền kinh tế Anh nói riêng đón nhận tương đối cởi mở. Sinh viên du học sau đại học được cấp visa thêm để kiếm việc ở Anh. Tất nhiên là họ phải tự kiếm được việc đủ sống, đóng thuế thì mới ở lại được tiếp, còn không khi visa hết hạn sẽ phải về Việt Nam. Xin nhắc lại là chính phủ Anh đã liệt kê ra danh sách hàng chục ngành nghề cần lao động nhập cư. Cần nói là không cứ gì sinh viên học xong đại học hay có bằng thạc sĩ mới thuộc diện “skilled workers” mà người có nghề đánh cá, thuỷ thủ, người nấu bếp, thợ nề, thợ hàn, điều dưỡng viên, người làm y tá, hộ lý, chăm sóc các cụ già, thậm chí có nghề như thợ đục đá chuyên cho kiến trúc đặc thù ở Scotland cũng được mời vào Anh. Vấn đề của người lao động Việt Nam nói chung là ngôn ngữ. Họ có thể có tay nghề nhưng thiếu tiếng Anh để theo được các chỉ dẫn, và giao tiếp với chủ công ty, với khách hàng. Đây là vấn đề có thể giải quyết được nếu có các trung tâm hướng nghiệp ở Việt Nam như ở Ấn Độ, Philippines chuyên đào tạo người có tay nghề để xuất khẩu lao động. RFI : Theo anh, câu chuyện này sẽ có kết cục ra sao với người Việt Nam ở Anh? TTV Nguyễn Giang : Theo quan sát của tôi thì tương lai cho việc nhập cư lậu sẽ ngày càng khó. Những người đi con đường như thế chịu rủi ro của chuyện vượt biên mà vào đây không có việc làm thì lại phải hồi hương. Thái độ của dư luận với di dân lậu và người không có tay nghề thì dù nói chung là có khá hơn so với tại các nước khác ở châu Âu, nhưng vẫn có trên 1/3 dân Anh không ưa họ. Tuy thế, dòng người lao động chân tay từ Việt Nam sang tới các nước Đông Âu và Đức cũng đang khó kiếm việc, nên họ tìm cách trốn sang Anh, khiến số người Việt Nam vào Anh phi pháp không giảm. Theo quan sát của tôi thì thu nhập là một chuyện, nhưng thái độ của người bản địa cũng là yếu tố khá quan trọng để người lao động Việt Nam tìm đến, hay bỏ đi. Từ hai năm trước, đã có các nhóm bỏ nhà máy thuê họ ở Hungary, trốn sang Đức, và một số đã từ Đức sang Anh. Tôi nghĩ rằng sự kỳ thị thể hiện ra không chỉ ở lời nói, các vụ hành hung nhắm vào người châu Á mà còn ở cả khó khăn, cản trở khi kiếm việc. Bởi vậy, người ta cố bỏ đi và tìm đến những nước mà môi trường sống, hợp pháp hay bất hợp pháp, đều dễ thở hơn. Vì thế, theo tôi thì dòng người lao động Việt Nam sang Anh sẽ còn tiếp tục. Không khí chính trị Anh sẽ còn không thuận lợi cho cả nhóm người có tay nghề. Đảng Bảo thủ (đối lập) vừa đề xuất đưa mức lương phải có cho mọi ‘skilled workers’ vào Anh nhận việc bằng ‘work visa’ là 38.700 bảng một năm (50 nghìn đô la), với mọi ngành nghề. Đây là mức lương không hề thấp, cao hơn lương trung bình ở Anh (37.430 bảng) và cao hơn hẳn mức lương tối thiểu cho một số nghề Anh đang cần thợ nhập cư (chỉ có 26.000 bảng/năm). Mức trên 38 nghìn/năm cao hơn cả lương bác sĩ Anh mới ra trường (36 nghìn) và cao hơn giáo viên Anh vừa vào nghề (26-31 nghìn/năm). Nhưng theo quan sát của tôi thì nhiều sinh viên Việt Nam sang đây du học, sau khi tốt nghiệp khó kiếm được lương khởi điểm ở mức 38-40 nghìn bảng/năm. Rất nhiều người vẫn đang cố bươn chải, làm các việc như chạy bàn trong quán, làm thêm trong ngành bán lẻ. Ngoài ra, đảng Bảo thủ muốn người tới Anh phải làm việc, đóng thuế đủ 10 năm mới được quyền định cư. Xin nhắc là đề xuất này mới là ý tưởng của đảng đối lập, không phải là luật nhưng cũng bộc lộ thái độ công khai không hoan nghênh cả di dân hợp pháp, có tay nghề. Nhìn rộng ra thì Anh, cũng như các nước châu Âu, đều đang có dân số lão hóa nhanh, sinh suất thấp và cần lao động, nhưng không ít người bản địa và chính trị gia lại chỉ muốn nhận người nước ngoài thuộc loại nhân tài, trẻ khỏe, có tay nghề, chịu làm việc nhiều, lương thấp, ít ưu đãi. Đây là chuyện tự nó đã đầy mâu thuẫn, nên chưa thể giải quyết được nhanh chóng.…
T
Tạp chí xã hội


1 HomeExchange, dịch vụ trao đổi nhà có thể thay thế Airbnb ? 9:14
9:14
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:14
Nếu bạn sống trong một căn hộ ở Paris, bạn có thể « trao đổi » nhà ở với một người khác trong lúc bạn đang vắng nhà, bận công việc phải đi xa. Sau đó, khi đến phiên bạn được đi nghỉ hè, bạn sẽ được một người khác cho mượn nhà, có thể là ở Lisbon, Roma hoặc Florida. Dịch vụ trao đổi nhà ở giữa các thành viên trong cùng một nhóm với nhau, gọi là HomeExchange, thực ra đã có từ lâu nhưng nay bắt đầu phát triển mạnh trở lại. Mạng dịch vụ « HomeExchange » ban đầu là một công ty Mỹ. Đến năm 2017, mạng này được một doanh nhân người Pháp (ông Emmanuel Arnaud) mua lại, rồi sáp nhập vào công ty « Guest to Guest » chuyên tạo cơ hội trao đổi kinh doanh giữa người tiêu dùng với nhau. Theo báo Les Échos, ngày càng có nhiều khách du lịch Tây phương chọn dịch vụ đổi nhà này vì họ không chi quá nhiều tiền lưu trú trong những kỳ nghỉ gia đình. Sự phát triển mạnh của các nền tảng trực tuyến cũng như tỷ lệ lạm phát cao, khiến cho nhiều du khách Âu-Mỹ đi tìm những giải pháp thay thế cho việc thuê phòng khách sạn truyền thống hay dịch vụ lưu trú ngắn ngày Airbnb. HomeExchange hiện có mặt tại 140 nước trên thế giới Để tham gia vào mạng dịch vụ HomeExchange, trước hết bạn phải sở hữu một căn hộ để có thể trao đổi với những người khác, sau đó bạn đăng ký làm thành viên cộng đồng này với mức phí hàng năm khoảng 210 euro. Các thành viên thường được chia thành nhiều nhóm, tùy theo khu vực, thành phố, ngôn ngữ hay quốc tịch ..... các thành viên trung thành thường đăng tin nhắn trên mạng và chia sẻ với nhau những khung thời gian họ muốn đổi nhà hoặc cho mượn nhà ở mà không lấy tiền. Mỗi lần làm như vậy, thành viên được tính thêm điểm (guest points / GP) và như vậy họ có thể dùng điểm ngay tức khắc hoặc đợi thêm một thời gian, tích lũy thêm điểm khi có dịp cần đi nghỉ mát ở một nơi khác, chọn một căn nhà cao cấp hơn. Mạng HomeExchange hiện có hơn 200.000 thành viên tại 140 nước trên thế giới và đã thực hiện 296.215 vụ đổi nhà trong năm qua. Theo nhà nghiên cứu Pascale Senk, đồng tác giả với ông Martin Rubio, quyển sách hướng dẫn « Échanger sa maison (le nouvel esprit du voyage) » nhà xuất bản Éditions des Équateurs, hình thức trao đổi nhà ở ban đầu nhằm mục đích tạo ra một cung cách mới cho khách thích đi du lịch. Với thời gian, trào lưu này đã thực sự trở thành một hiện tượng xã hội, khá thịnh hành tại các nước Âu-Mỹ. Trả lời phỏng vấn RFI Pháp ngữ, tác giả Pascale Senk cho biết mô hình đổi nhà giữa các thành viên với nhau phát triển mạnh vì phù hợp với tinh thần « du lịch bền vững » : giảm thiểu các chi phí, đồng thời nâng cao lợi ích cho môi trường và cho các cộng đồng địa phương. Trái với dịch vụ Airbnb, mạng lưới cho mượn nhà miễn phí không gây ra tình trạng khan hiếm nhà ở cho dân. Nói như vậy thì nước nào luôn giành lấy vị trí quán quân trên bảng xếp hạng này và đâu là các cộng đồng thành viên năng động trong việc tham gia phát triển mô hình đi đu lịch dựa trên việc trao dổi nahf với nhau. Cô Pascale Senk cho biết : « Đứng đầu danh sách này vẫn là các thành viên ở Bắc Mỹ kể cả Hoa Kỳ và Canada. Kế theo sau là các thành viên tại Úc, New Zealand và xa hơn nữa có Nam Phi. Tình trạng này phần lớn là do hệ ngôn ngữ : Mỹ, Canada hay Úc đều sử dụng tiếng Anh và việc nói cùng một ngôn ngữ tạo thêm nhiều điều kiện dễ dàng thuận lợi cho việc trao đổi. Và cũng đừng quên rằng, thói quen trao đổi nhà ở bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Vào năm 1954, các giáo sư đại học người Mỹ ở New York đã có sáng kiến trao đổi nhà ở giữa giới giáo viên với nhau trên toàn bộ các bang nước Mỹ. Công ty hàng không Mỹ Panam sau đó đã lấy lại sáng kiến này bằng cách tổ chức trao đổi nhà ở giữa các nhóm nhân viên với nhau, nhân các kỳ nghỉ hè. Sau Hoa Kỳ, đến phiên Canada, rồi Thụy Sĩ và Hà Lan bắt nhịp trào lưu. Các gia đình giáo viên hay nhân viên công ty tha hồ đi du lịch mà không sợ tốn quá nhiều tiền, trong kỳ nghỉ hè có thể dài đến một tháng. Từ chuyện trao đổi nhà ở này, bắt đầu sinh ra các mạng lưới dịch vụ như HomeLink và InterVacation. Mãi đến đầu những năm 1990, ông Ed Kushins mới sáng lập tại California công ty HomeExchange, ban đầu in trên giấy danh sách các nhà cho mượn, sau đó thay thế bằng một trang web. Hơn 15 năm sau ngày ra đời, HomeExchange (cũng như phiên bản Canada Échange de Maison) được công ty Pháp Guest to Guest mua lại. Nhưng dù có đổi chủ, công ty vẫn giữ nguyên tên gọi, chuyện trao đổi nhà ở đã trở thành một thói quen nếu không nói là một truyền thống của người Bắc Mỹ. Với các phương tiện di chuyển thời nay, việc trao đổi nhà ở giữa bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ hoặc giữa Hoa Kỳ và châu Âu càng thêm dễ dàng ». HomeExchange không phải là « nhà cho thuê trá hình » Trao đổi nhà ở giữa các thành viên đôi khi sống cách xa nhau cả chục ngàn cây số dĩ nhiên rất hấp dẫn về mặt tài chính. Thế nhưng đâu là những hạn chế (không dễ nhìn thấy ngay) của mô hình du lịch này. Cô Pascale Senk nhận xét : « Tôi đã viết quyển sách này cùng với tác giả Martin Rubio. Và chúng tôi muốn đề cao một cung cách đi du lịch mà quan hệ không chỉ đơn thuần là kinh doanh, mua bán. Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi vẫn là chữ « trao đổi ». Dĩ nhiên là lần đầu tiên, bạn đổi nhà của mình với một thành viên khác, cách tính toán đầu tiên vẫn là tiết kiệm chi phí. Điều này lại càng đúng khi bạn có kế hoạch đi chơi xa, trong khi gia đình bạn có đến 4 thành viên. Việc tiết kiệm phí lưu trú là điều rất quan trọng. Ban đầu bạn cho mượn nhà của mình, rồi sau đó khi đến phiên gia đình bạn, nhà ở sẽ được một người khác cho mượn. Tuy nhiên, hình thức trao đổi nhà ở này chủ yếu dựa vào lòng tin tưởng lẫn nhau, sự có qua có lại trong quan hệ, chứ không có chuyện kinh doanh hay đổi chác tiền bạc » . Hạn chế đầu tiên có lẽ nằm ở trong tinh thần biết tôn trọng lẫn nhau. Nếu bạn có một căn hộ nhỏ ở Paris, thì bạn khó thể nào đòi đổi căn nhà ít phòng của mình với một biệt thự sang trọng ở Hawaii hay Miami. Hạn chế thứ nhì nằm ở trong thủ tục đi lại. Ngoài vấn đề visa còn có việc xin giấy phép du lịch điện tử. Một người đến từ Nam Phi có lẽ sẽ đổi nhà dễ dàng hơn với một kiều dân ở châu Âu. Các thủ tục đi lại thường tạo thêm rào cản giữa các châu lục với nhau. Hạn chế thứ ba có lẽ là do việc một số thành viên không tôn trọng các quy định rõ ràng của chương trình trao đổi nhà ở. Chẳng hạn như một số thành viên cho mượn nhà miễn phí, rồi sau đó lại đòi tiền trên danh nghĩa mướn nhân viên quyét dọn, làm vệ sinh. Điều đó đi ngược lại với chương trình trao đổi miễn phí, và rơi vào tình trạng dịch vụ « nhà cho thuê trá hình ». Cuối cùng là hạn chế về mặt tâm lý. Có nhiều người không dễ gì tiết lộ cuộc sống riêng tư của họ. Chuyện cho mượn nhà dù là chỉ trong một thời gian ngắn, vẫn buộc họ phải chấp nhận để cho những người xa lạ sờ mó đến đồ đạc riêng tư hay bước vào không gian thân mật của họ. Đây là một nét văn hóa dễ nhận thấy : người châu Á nói chung, và người Nhật Bản nói riêng nổi tiếng là dè dặt, kín đáo …. ». Tuy có nhiều điểm giới hạn, nhưng theo báo Les Échos, mạng dịch vụ HomeExchange thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng trong bối cảnh giá khách sạn tăng mạnh và một số thành phố hạn chế Airbnb để giải quyết vấn đề nhà ở cho dân. Nhiều khách du lịch quốc tế dần chuyển sang sử dụng các mạng như HomeExchange, HomeSwap hay ThirdHome đều khai thác cùng một thị trường. Trong hai năm qua, số người đăng ký dịch vụ đổi nhà đã tăng gấp đôi, vượt mức 220.000 thành viên, trong đó phần lớn các thành viên có địa chỉ ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ý hay Tây Ban Nha. Doanh thu của mạng HomeExchange tăng 40% chỉ trong một năm và hiện đạt mức 35 triệu euro. Do vậy trước mắt, có thể xem dịch vụ trao đổi nhà ở là một biện pháp bổ sung chứ chưa thể là giải pháp thay thế cho Airbnb.…
T
Tạp chí xã hội


1 Năm năm sau Brexit, làn sóng di dân vào Vương quốc Anh vẫn là vấn đề nổi cộm 9:08
9:08
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:08
Nhìn lại 5 năm sau khi thỏa thuận Brexit có hiệu lực (từ 31/01/2020), vấn đề di dân vào Anh, cả hợp pháp và trái phép, vẫn là vấn đề nổi cộm lớn ở quốc gia nay đã nằm ngoài Liên Hiệp Châu Âu, dẫu rằng cắt giảm di dân là một tiêu chí của Brexit. Thông tín viên Nguyễn Giang từ Anh quốc tìm hiểu chủ đề này. RFI : 5 năm sau khi Thỏa thuận Brexit đưa Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu có hiệu lực, vấn đề di dân vào Vương quốc Anh nay ra sao? Dư luận Anh nghĩ gì về chuyện này ? TTV NGUYỄN GIANG : Có thể nói là sau 5 năm Brexit, dòng người vào Anh vẫn đông hơn dòng người ra đi, khiến con số ròng nhập cư vào Anh tăng lên. Tuy thế, thành phần của các nhóm người tới Anh có sự thay đổi. Chúng ta nhớ rằng Brexit năm 2016 chính là hệ quả của việc quá 50% (dù không lớn) cử tri Anh muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) để dân các nước khác trong EU không thể tới Anh sinh sống tự do. Nước Anh đã đạt được điều này vì lý do chủ quan (Brexit referendum) và khách quan là sau đại dịch Covid, số người từ châu Âu thuộc EU tới Anh giảm, và kinh tế Anh kém đi, người EU quay về đất nước họ, như trường hợp của Ba Lan, nơi có tăng trưởng kinh tế tốt hơn Anh. Bù vào đó thì di dân từ các nước khác trên thế giới, tạm gọi là nhóm nhập cư ngoài EU, lại tăng lên từ năm 2020. Người từ các nước Commonwealth (ví dụ Nigeria) hay đặc khu như Hồng Kông (nơi có nhóm mang hộ chiếu hải ngoại của Anh), và cả Trung Đông, Đông Nam Á (chủ yếu từ Việt Nam), vẫn vào Anh đều đều. Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2024, con số nhập cư ròng tăng mạnh, đạt trên 900 nghìn/năm tính vào thời điểm đầu năm 2024. Số dân EU thì sang Anh giảm dần đều từ đầu năm 2024. Dư luận Anh tiếp tục phản đối nhập cư mà họ cho là đang quá mức vì chi phí của chính quyền cho người xin tỵ nạn ngốn vào ngân sách nhà nước. Còn với cả di dân kinh tế, sinh viên du học, thì dù họ vào hợp pháp nhưng con số đông đảo lại đẩy giá thuê nhà ở các đô thị lên cao ngất, khiến người bản địa cũng không hài lòng. Giới trẻ Anh sau khi học xong gần như không thể nào mua được căn hộ đầu tiên, kể cả khi đi làm có lương khá. Tân chính phủ Lao Động tung ra kế hoạch xây thêm 1,5 triệu căn nhà từ nay đến năm 2029 để điều chỉnh sự mất cân bằng cung-cầu, nhưng lạm phát và lạm chi ngân sách, nhu cầu cắt chi tiêu công khiến mục tiêu này ngày càng khó đạt, theo các bình luận trên báo Anh. RFI : Chính phủ của đảng Lao động bỏ chương trình Rwanda nhiều tai tiếng của chính phủ Bảo thủ tiền nhiệm, vậy họ có giải pháp nào thay thế ? TTV NGUYỄN GIANG : Sau khi đảng Lao động lên cầm quyền tháng 7/2024, Anh quốc đã đẩy mạnh việc truy bắt các băng đảng buôn người và đẩy mạnh việc trục xuất và cho hồi hương người không được tỵ nạn. Trong nước, Anh thay đổi luật để phạt rất nặng những chủ lao động thuê nhân công thiếu giấy tờ cư trú. Mức phạt nay lên tới 60 nghìn bảng Anh cho một lao động lậu. Đây là khoản tiền rất lớn, tương đương 71,5 nghìn euro, hay 77,4 nghìn đô la Mỹ. Chủ lao động có thể bị tước giấy phép hành nghề, hoặc bị phạt tù nếu đã tham gia buôn người vào Anh để làm việc.Cụ thể là cảnh sát, cục di trú và biên phòng tăng cường truy bắt và kiểm tra các tiệm ăn, nhà hàng, cơ sở sản xuất, và cả tiệm làm móng của chủ là người châu Á, gồm Việt Nam. Chính quyền còn công khai tin tức và số liệu về các vụ truy quét này để răn đe. Ví dụ, trang của chính phủ Anh hôm 28/02/2025 viết: “Từ ngày 05/07/2024 đến 31/01/2025, số vụ kiểm tra giấy tờ lao động và số vụ bắt giữ đã tăng khoảng 38% so với cùng kỳ 12 tháng trước. Trong thời gian đó, Bộ Nội Vụ đã công bố 1.090 giấy phạt dân sự đối với những người sử dụng lao động trái phép. Chủ thuê lao động phi pháp có thể đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 60.000 bảng Anh cho mỗi người tuyển dụng sai trái ». Về đối ngoại, Anh đã thành lập Lực lượng An ninh Biên giới mới do cựu cảnh sát trưởng Martin Hewitt lãnh đạo. Bên đối tác là Pháp đã bổ nhiệm một Đại diện cao cấp về di cư, Patrick Stefanini. Hai bên hợp tác chặt để hạn chế dòng thuyền nhỏ vào Anh. RFI: N hững năm qua, quan hệ Anh-Pháp đã qua các bước thăng trầm vì dòng « thuyền nhỏ » (small boats) qua e o biển Manche vào Anh, vậy tình hình nay ra sao? TTV NGUYỄN GIANG : Kể từ sau khi đảng Lao động bỏ kế hoạch Rwanda của đảng Bảo thủ cầm quyền nhiệm kỳ trước, chính sách của chính phủ Anh hiện thời là tập trung “phá án” buôn người, tăng quyển cho Biên phòng Anh và hợp tác chặt với Pháp và các nước châu Âu nhằm “chặn nguồn người nhập cư từ gốc” trước khi họ vào Anh. Nhờ không khí chính trị Anh-Pháp cải thiện và chiến lược “tái sắp đặt” (reset) quan hệ với EU, nhất là với Pháp, tháng 2 vừa qua, hai nước đã tung ra sáng kiến mới nhất chống di dân bằng thuyền nhỏ từ Pháp vào Anh. Cụ thể thì bộ trưởng Nội Vụ Anh, bà Yvette Cooper, và người đồng cấp Pháp, Bruno Retailleau, đã gặp nhau ở Calais vào ngày 27/02 để thống nhất các hành động thực thi pháp luật mới, như một phần của quan hệ đối tác đã được làm mới, nhằm đối phó với nạn vượt biên bằng thuyền nhỏ qua eo biển Manche (English Channel). Hai bên đã lập đơn vị Cảnh Sát Đặc Nhiệm mới, kèm bộ phận khởi tố, tương tự như những các đại đội cảnh sát « compagnie de marche » được triển khai trong Thế Vận Hội Paris 2024, để bắt và nhanh chóng đưa ra tòa các chủ băng buôn người. Đơn vị hỗn hợp có tên tiếng Pháp là Groupe d’Appui Operationnel, đóng trụ sở tại Dunkerque, cảng biển vùng Pas de Calais, ở tây bắc nước Pháp, giáp Bỉ, và có 2 nhiệm vụ : Thứ nhất là tăng cường tuần tra vùng bờ biển của Pháp bằng hoạt động trinh sát điện tử và thực địa ; thứ hai là tăng số chuyên viên điều khiển từ xa cho đội drone để rà soát từ trên không các hoạt động buôn người sâu trong nội địa và chặn thuyền trước khi ra biển. Dù còn quá sớm để đánh giá tính hiệu quả của đơn vị hỗn hợp Anh-Pháp này, chúng ta có thể nói là sau các bước trầm trong quan hệ với Pháp, thì nay mối giao hảo đã tốt hơn. Điều đáng nói là đảng Lao động được phe đối lập, như đảng Bảo thủ, thúc vào lưng trong chính sách ngăn di dân “trái thông lệ” (irregular) vào Anh. Lãnh đạo đảng Bảo thủ còn vừa gợi ý hôm 09/03 rằng Luật Nhân quyền mà Anh ký với châu Âu “không nên áp dụng vào các vụ trục xuất di dân trái phép”. Các nhóm nhân quyền đã phê phán rằng đảng cầm quyền hay đối lập ở Anh đều đua nhau dùng lá bài chặn di dân trái phép để thỏa mãn tâm lý cử tri. Riêng với người Việt Nam vào Anh bằng thuyền nhỏ, thì thời gian qua tình hình khó khăn do việc kiểm tra các hàng quán, nên nhiều trang Facebook của người Việt Nam thông báo với nhau về chuyện xin hồi hương. Vấn đề cũng được chính phủ Anh đẩy mạnh gần đây. Có các kênh nhận xác minh nhân thân rồi đưa họ hồi hương với chi phí do phía Anh trả. Xin nhắc rằng, trên đài báo Anh, kể cả đài BBC, thì chủ đề di dân bằng thuyền nhỏ từ Pháp sang Anh những năm qua được đề cập liên tục. Đã có kênh truyền hình Anh quay cảnh ở bờ biển Calais với hàng trăm người trèo lên thuyền đi sang Anh mà “cảnh sát Pháp đứng lắc đầu nhìn, không chặn lại”. Anh và Pháp đổ lỗi cho nhau về vấn đề này. Nhưng đó là mấy năm trước, nay thì có vẻ như hai chính phủ đã hợp tác “chặn di dân bằng thuyền nhỏ” từ điểm xuất phát. Chúng ta cần chờ xem việc này có hiệu quả tới đâu trong năm nay là năm đầu tiên Anh và Pháp cùng triển khai phối hợp xử lý vấn đề này.…
T
Tạp chí xã hội


1 Tấm pin mặt trời : Mười năm Pháp chạy sau Trung Quốc 9:26
9:26
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:26
Năm 2023, Pháp có ba nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời, chật vật đối phó với cạnh tranh từ Trung Quốc. Đến đầu năm 2025, Photowatt, nhà máy cuối cùng, cũng ngừng hoạt động. Cùng lúc, Pháp rộng tay chào đón DAS Solar - một “đại gia” Trung Quốc trong lĩnh vực này. Nhà máy đầu tiên có quy mô lớn của DAS Solar tại Pháp sẽ đi vào hoạt động vào tháng 06/2025 ở vùng Montbéliard. Đây cũng là “gigafactory” đầu tiên ở Liên Hiệp Châu Âu để hướng đến thị trường châu Âu và châu Phi. Theo nhật báo Pháp Les Echos, dự án nhà máy đầu tiên của DAS Solar bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc được thông báo ngày 18/11/2024 khi công ty này ký với vùng Montbéliard (tỉnh Doubs) một thỏa thuận mua lại khu công nghiệp bỏ hoang rộng 100.000 m2 ở Mandeure, trị giá 1,2 tỉ euro chưa tính thuế, dự kiến đầu tư 109 tỉ euro vào nhà máy tương lai có công suất hàng năm 3 gigawatt (GW), tạo ra từ 450 đến 600 việc làm trực tiếp. Ông Jean-Pierre Hocquet, thị trưởng Mandeure (Doubs), nhấn mạnh đến việc “đôi bên cùng có lợi” : “Trước hết, đây là một cơ hội tốt bởi vì nhà máy này đã bị bỏ hoang từ khi nhà máy Fo rvia rời đi và chờ nhà đầu tư mới trong suốt nhiều năm qua” . Khu vực từng là biểu tượng của ngành công nghiệp địa phương, là nơi xuất xưởng những chiếc xe đạp Peugeot đầu tiên, sau này trở thành nhà máy sản xuất ống xả cho nhà cung cấp phụ tùng ô tô đến năm 2021. Việc DAS Solar “tới (Pháp) là sự trở lại công bằng của mọi chuyện” , theo nhận định của Charles Demouge, chủ tịch cộng đồng đô thị Vùng Montbéliard. “Cách đây 50 năm, Peugeot mang công nghệ của mình đến Quảng Châu. Bây giờ, Trung Quốc mang đến cho chúng ta kinh nghiệm của họ về sản xuất tấm pin mặt trời để tránh phải trả thêm thuế” . Pháp đã chủ động mời DAS Solar đến đầu tư vào lúc tập đoàn Trung Quốc tìm địa điểm ở Đức, Tây Ban Nha… Bà Shi Si, giám đốc DAS Solar Pháp, giải thích trong phóng sự của chương trình C dans l’Air ngày 04/02/2025 : “DAS Solar quyết định chọn đầu tư vào đây (Mandeure) để rút ngắn thời hạn xây dựng, bởi vì các tòa nhà đã có sẵn để khởi động sản xuất sớm nhất có thể. Tôi đã thăm rất nhiều nước trước đó như Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, nhưng cuối cùng tôi chọn Pháp, bởi vì chúng tôi được văn phòng tổng thống tiếp đón nồng hậu ngay từ lúc đầu, cũng như các bộ ngành khác, trong đó có cả bộ Tài Chính. Họ quan tâm đến dự án của chúng tôi” . Pháp cần Trung Quốc chuyển giao công nghệ pin mặt trời Ông Frédéric Barbier, nguyên dân biểu tỉnh Doubs, hiện là đại diện của DAS Solar Châu Âu, giải thích “DAS Solar muốn tiến nhanh và điện Elysée sẵn sàng bật đèn xanh, với điều kiện phải chuyển giao công nghệ” . Điều này nói lên tất cả thực tế về lĩnh vực này tại Pháp, cũng như tại châu Âu nói chung, theo giải thích của kinh tế gia Sébastien Jean, giám đốc liên kết tại Viện IFRI : “ Yếu tố mấu chốt để thành công được ở Pháp là có sự chuyển giao công nghệ, bởi vì trên thực tế Trung Quốc tiến bộ vượt trội, bỏ xa các đối thủ về công nghệ năng lượng mặt trời ” . Trung Quốc gần như chiếm độc quyền tấm pin mặt trời trên thế giới vì sản xuất đến 80%, trong khi 20 năm trước đây chỉ chiếm 6% thị phần. Theo văn phòng Wood Mackenzy, 10 nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới là của Trung Quốc. Tốc độ phát triển chóng mặt, giá thành giảm đã khiến các đối thủ của Trung Quốc không cầm cự được và lần lượt ngừng hoạt động. Năm 2022, Trung Quốc đã tăng gấp ba sản lượng và tiếp tục tăng gấp đôi trong năm 2023 đến mức sản xuất dư thừa so với nhu cầu. Trong phóng sự ngày 12/02/2024 của trang Euronews , tổng thư ký Johan Lindahl của ESMC (European Solar Manufaturing Council), giải thích : “Trung Quốc trợ cấp cho ngành công nghiệp này từ hơn mười năm qua. Họ đưa ra một quyết định mang tính chiến lược cách đây hơn 15 năm, xem pin mặt trời là một ngành công nghệ chiến lược. Họ cũng làm tương tự trong nhiều lĩnh vực khác như xe điện, pin…” Tại sao lĩnh vực sản xuất pin mặt trời lại bi đát đến như vậy ở Pháp ? Trong khi ngay từ năm 2013, Liên Hiệp Châu Âu đã ý thức được mối đe dọa từ pin mặt trời Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường chung châu Âu. Ngày 27/11/2013, Liên Hiệp Châu Âu đã áp mức thuế tạm thời lên tới 42,1% đối với sản phẩm pin mặt trời nhập từ Trung Quốc sau cuộc điều tra từ năm 2012 về đơn kiện của EU Pro Sun ( Hiệp hội Doanh nghiệp năng lượng mặt trời châu Âu), theo đó sản phẩm của Trung Quốc được bán tại thị trường châu Âu có giá thấp hơn 45% so với sản phẩm cùng loại do châu Âu sản xuất nhờ được trợ giá không công bằng từ chính phủ Trung Quốc. Nhưng ba năm sau, lại là bước ngoặt 180 độ, theo giải thích của tổng giám đốc tập đoàn Total Patrick Pouyanne :trong buổi điều trần tại Thượng Viện Pháp ngày 29/04/2024: “Chúng tôi cũng sản xuất tấm pin mặt trời, trong một doanh nghiệp có tên Sun P ower, vì thế chúng tôi đã trải qua quá trình đó : đầu tư vào các nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời ở châu Âu và cuối cùng phải đóng cửa hết. Các vị có biết tại sao tôi phải đóng cửa các nhà máy đó ? Tại vì năm 2016 hoặc 2017, Châu Âu quyết định dỡ bỏ mọi rào cản đối với tấm pin mặt trời Trung Quốc. Tôi đến Bruxelles, tôi cũng đi gặp bộ trưởng Kinh Tế để nói với ông ấy rằng nếu dỡ bỏ tất cả những rào cản thuế quan đó, chúng tôi sẽ phải đóng cửa hết nhà máy có ở Toulouse và Carling, như các đồng nghiệp khác. Cuối cùng Liên Hiệp Châu Âu vẫn đưa ra lựa chọn. Châu Âu chọn gì ? Người ta nói với chúng tôi là “phải để cho pin mặt trời Trung Quốc vào, các vị đóng cửa nhà máy bởi vì lựa chọn của chúng tôi (Liên Âu) là khiến cho giá của năng lượng mặt trời xuống mức thấp nhất có thể”. Tôi khá ngạc nhiên khi thấy một vài nhà sản xuất quay lại với tấm pin mặt trời cách đây 2, 3 năm. Mỗi lần họ hỏi tôi, tôi đều kể cho họ kinh nghiệm của mình. Tôi sợ là bây giờ chuyện sẽ tái diễn” . Pin mặt trời Trung Quốc được rộng đường ở châu Âu Cả một lĩnh vực gần như nằm trong tay DAS Solar, ít nhất là cho tới năm 2027, vì Photowatt, một trong những nhà sản xuất tấm pin mặt trời cuối cùng ở Pháp, cũng đành đóng cửa do không có người mua lại. Từ một doanh nghiệp gia đình được thành lập năm 2018 ở Thượng Hải, DAS Solar trở thành nhà xuất khẩu tấm pin theo công nghệ loại N lớn thứ 3 trên thế giới. Việc các nhà sản xuất năng lớn của Pháp (EDF, Engie và TotalEnergies) cam kết mua sản phẩm của DAS Solar cũng mang tính quyết định. Chính phủ Pháp vận động các tập đoàn năng lượng hỗ trợ cho mục tiêu pin mặt trời “Made in Europe” trong khuôn khổ “Thỏa thuận 2030”. Ngoài ra, tập đoàn Trung Quốc khẩn trương sản xuất tại Pháp, vì từ năm 2025, quy định mới của Châu Âu Net-Zero Industry Act (NZIA) đã chính thức có hiệu lực. Được thông qua đầu năm 2024, NZIA có mục đích đưa sản xuất các loại công nghệ phát thải thấp trở lại châu Âu. Liên Hiệp Châu Châu Âu đặt tham vọng sản xuất 40% tấm pin mặt trời tiêu thụ trong khối vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, một mặt, “các nước thành viên có thể cấp hỗ trợ gián tiếp và đưa thêm những tiêu chí mới trong việc gọi thầu” , theo giải thích của chủ tịch nghiệp đoàn ngành nghề điện mặt trời. Mặt khác, việc Ủy Ban Châu Âu có thể tăng thuế hải quan đối với pin mặt trời được xuất trực tiếp từ Trung Quốc, cấm nhập khẩu sản phẩm do lao động cưỡng bức, cũng khiến các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy nhanh kế hoạch mở nhà máy ở Châu Âu. DAS Solar không muốn dừng ở việc lắp ráp ở Châu Âu, mà dự kiến nhanh chóng phát triển “cả một chuỗi sản xuất tấm pin mặt trời hoàn chỉnh” , từ sản xuất các tế bào quang điện đến sản xuất silicon. Tập đoàn đã tính đến việc mở rộng thêm cơ sở để tiếp nhận các nhà thầu phụ, cũng từ Trung Quốc, chuyên về dây cáp và đầu nối. Mỗi doanh nghiệp Trung Quốc mở một chi nhánh ở Pháp và có thể kết hợp với các đối tác Pháp. Pin mặt trời Trung Quốc tiếp tục được rộng đường ở châu Âu Tuy nhiên, với năng suất 3 GW, DAS Solar sẽ chỉ chiếm khoảng 3% thị trường châu Âu. Trong lộ trình năng lượng nhiều năm (PPE) được công bố tháng 11/2024, thị phần điện mặt trời đã được đẩy cao hơn 54-60 GW vào năm 2030 và đạt đến 100 GW ngay năm 2035 thay vì 2050 như ban đầu. Ngoài ra, phải “sản xuất tại chỗ 40% tấm pin mặt trời mà Pháp sử dụng từ nay đến năm 2030” . Chính phủ kỳ vọng các nhà công nghiệp Pháp hoặc châu Âu cũng được hưởng kinh phí dành cho phát triển điện mặt trời. Hai nhà máy Carbon ở Fos-sur-Mer và HoloSolis ở Hambach, tỉnh Moselle, đang được phát triển, là nằm trong kế hoạch này. Tập đoàn Carbon kỳ vọng khởi công xây dựng nhà máy ngay trong năm 2025 để sản xuất vào năm 2027. Còn HoloSolis, được dự kiến khởi công xây dựng vào đầu năm 2026 và đi vào hoạt động năm 2028, có khả năng cung cấp cho thị trường Pháp và châu Âu 10 triệu tấm pin mặt trời hàng năm, tương đương với 5 GW (6). Trong khi hai đại dự án còn trên kế hoạch, thì nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời cuối cùng ở Pháp đã phải ngừng hoạt động từ đầu năm 2025. Photowatt ở tỉnh Isère, trực thuộc tập đoàn EDF Renouvelables, đã không cạnh tranh được với sản phẩm Trung Quốc. Dù dư địa cho các nhà sản xuất châu Âu vẫn còn rất lớn, trước mắt DAS Solar sẽ vẫn thống lĩnh thị trường Pháp, ít nhất trong vài năm tới.…
T
Tạp chí xã hội


1 Vì sao Việt Nam coi “sa mạc hoá” là đe dọa lớn ? 9:15
9:15
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:15
Việt Nam vốn không thuộc khu vực có nhiều nguy cơ sa mạc hóa. Tuy nhiên những năm gần đây, cụm từ « chống sa mạc hóa » đang ngày càng phổ biến trên truyền thông trong nước. Nhiều quan chức nói đến việc Việt Nam hiện có 11,8 triệu ha đất (chiếm hơn 35% đất tự nhiên) đang trong tình trạng « thoái hóa », « hoang hóa » và có nguy cơ dẫn tới « sa mạc hóa ». Vì sao Việt Nam lại coi nguy cơ « sa mạc hoá » là mối đe dọa lớn ? Theo định nghĩa chính thức của Công ước chống sa mạc hóa 1994, sa mạc hóa là « sự suy thoái đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra » ( điều 1, chương 1 ). Quá trình đất bị suy thoái do khô hạn là cốt lõi của hiện tượng sa mạc hóa. Đọc thêm : 2015 - Năm quốc tế về Đất đai Việc Trái đất bị hâm nóng gia tăng, làm khô hạn thêm trầm trọng, khiến số lượng cư dân bị ảnh hưởng với tình trạng suy thoái đất hiện tại là hơn 3 tỉ dân, tăng vọt so với khoảng 1,5 tỉ dân năm 2011. Năm 2011 cũng là năm mà Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị cấp cao về « Đối mặt với sa mạc hóa, suy thoái đất và tình trạng khô hạn … ». « Sa mạc hoá » : Khái niệm g iúp nhìn nhận triệt để và toàn diện các hiểm họa suy thoái đất Từ hơn 10 năm nay, Liên Hiệp Quốc thúc đẩy việc gắn liền vấn đề chống sa mạc hóa - vốn là hình thái suy thoái tột độ của đất - với việc phòng chống suy thoái đất nói chung. Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc (UNCCD / CNULCD) được coi là đóng vai trò then chốt trong mục tiêu chống suy thoái đất của cộng đồng quốc tế. Năm 2014, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 05/12 hàng năm là Ngày Quốc tế Đất đai, để nhấn mạnh đến vai trò của Đất đai, nơi sản xuất đến 95% thực phẩm nuôi sống nhân loại. Việt Nam - tham gia Công ước chống « sa mạc hóa » từ năm 1998 - cũng điều chỉnh chính sách để việc chống sa mạc hóa bao trùm cả việc ngăn chặn nguy cơ thoái hóa đất các loại. Về chủ đề này, RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đỗ Đình Sâm, nguyên viện trưởng Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam. RFI : Ông nhìn nhận ra sao về vấn đề « sa mạc hóa » ở Việt Nam ? Giáo sư Đỗ Đình Sâm : Hiện nay Việt Nam dùng lẫn lộn « sa mạc hóa » với « hoang mạc hóa ». Chúng tôi vẫn dùng theo từ chung là « sa mạc hóa » để thống nhất với quốc tế. Bởi vì từ này do gốc tiếng Pháp, tiếng Anh mà ra. Chỉ có một từ « desertification » thôi. Ở Việt Nam, thường tránh nói « sa mạc hóa », mà thiên về « hoang mạc hóa » hay « thoái hóa đất » nhiều hơn, để dễ tưởng tượng. Nếu ở Việt Nam mà chỉ đất sa mạc hóa đây, đất sa mạc đây, thì người ta khó nghe. Nhưng nói là « có khả năng », « có nguy cơ sa mạc hóa » thì người ta nghe được, nhưng những cụm từ đó hơi dài. Số 11 triệu ha đất gọi là « thoái hóa » hoặc « hoang hóa » có thể chia thành ba hay bốn loại. Một loại nguy cơ sa mạc hóa cao, loại nguy cơ thấp, loại nguy cơ trung bình chẳng hạn. Thực ra, theo quan điểm của mình, nơi nào cũng phải quan tâm đến vấn đề sa mạc hóa cả. Việt Nam mặc dù nằm trong nhóm nước nhiệt đới mưa nhiều, nhưng với biến đổi khí hậu, mà có sáu tháng mùa khô, với điều kiện sử dụng đất không hợp lý, thì vấn đề sa mạc hóa nói chung là có ở toàn quốc. Thực ra mỗi tỉnh đều có một số địa điểm cục bộ có khả năng thoái hóa đất, do biến đổi khí hậu, do mất rừng, do sử dụng đất không tốt làm đất sói mòn, thoái hóa độ phì đi, thì tất cả những nơi đó phải quan tâm . 5 vùng đất có nguy cơ « sa mạc hoá » ở Việt Nam RFI : Theo Ông, hiện tượng sa mạc hóa đe dọa chủ yếu đến các khu vực nào ? Giáo sư Đỗ Đình Sâm : Hiện nay ở Việt Nam, người ta quan tâm đến 5 loại sa mạc hóa. Thứ nhất là vùng mưa ít của Việt Nam. Mưa ít thì có mấy nơi : Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, trước kia là Phan Rang, Phan Rí. Ở ngoài Bắc, thì có vùng Tây Bắc có một số nơi mưa ít hơn, như Sơn La hay Mộc Châu, Yên Châu, hay vùng giáp Lào chẳng hạn ở Mường Xén - Hà Tĩnh. Đấy là những nơi mình phải quan tâm vì lượng mưa thấp. Nhưng hiện nay biến đổi khí hậu thì khô hạn ngày càng tăng cường. Không chỉ những vùng đó, mà rất nhiều vùng mà có đến 5 tháng, 6 tháng hay thậm chí 7, 8 tháng không có mưa. Nguyên nhân đầu tiên đối với nguy cơ sa mạc hóa là biến đổi khí hậu và lượng mưa. Thứ hai là trên đất cát ven biển. Những vùng cát là khả năng sa mạc hóa cao vì thứ nhất là dinh dưỡng của đất kém, thứ hai nhiệt độ rất cao. Nhưng không phải tất cả đất cát đều có thể coi là sa mạc hóa được, nhưng nguy cơ cao hơn so với đất khác. Thứ ba là đất bị sói mòn trơ sỏi đá. Trước tiên có rừng bao phủ, bây giờ mất đi. Việt Nam gọi đây là « đất trống, đồi núi trọc ». Đất bị thoái hóa hết rồi bị « kết von » (concretion) trên tầng mặt. Khô hạn khiến đất cứng lại. Hầu như chỉ có cây công nghiệp là có thể phát triển được. Thứ tư là đất chua phèn. Phèn hóa tức axit lên cao cũng được xếp vào nhóm có khả năng sa mạc hóa. Thứ năm là vấn đề xâm nhập mặn cũng liên quan đến sa mạc hóa. Sa mạc hóa ở Việt Nam xảy ra cục bộ ở rất nhiều nơi trong toàn quốc, nhưng điển hình là những vùng nói trên . Đọc thêm : Đồng bằng sông Cửu Long - Nông dân phải thích ứng với ngập mặn ngày càng trầm trọng Đất sa mạc hóa và tán cây xanh « r ừng khộp » Trong câu chuyện với chúng tôi, Giáo sư Đỗ Đình Sâm rất chú ý đến trường hợp của rừng Khộp, một loại rừng tự nhiên đặc biệt mọc lên từ vùng đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng. Giáo sư Đỗ Đình Sâm : « Ví dụ như ở Tây Nguyên chúng tôi thấy ở những vùng đất sói mòn trơ sỏi đá, có rừng với những loại cây phù hợp, người ta gọi là « rừng khộp ». « Khộp » là tiếng dân tộc để chỉ một loại rừng (rừng nghèo). Những cây này thuộc họ Dầu, như cây Sao ở phố Lò Đúc Hà Nội, hay trong Nam có nhiều đường phố trồng cây Dầu, như cây Dầu rái. Ở rừng Khộp, chỉ có bốn loài, cây dầu đồng, cây dầu chà đeng, cây cà chít và cây cẩm liên. Ở Việt Nam, rừng tự nhiên có rất nhiều loài, hàng trăm loài, nhưng ở rừng Khộp thì đơn giản lắm, vì điều kiện khắc nghiệt lắm, toàn bộ đất là đá ong kết von, hầu như không có đất gì cả, cuốc vào đấy toàn gặp đá, sỏi và kết von. Rất xương xẩu ! Điều kiện đặc biệt lắm, nhưng cây rừng vẫn tốt. Chỉ cần có một ít đất, có một tí nước là nó hút, cây phát triển thôi. Mùa khô cây rụng hết lá trông như rừng chết, nhưng đến mùa mưa lại xanh rờn lên. Bây giờ chẳng ai nói diện tích đấy là sa mạc hóa cả, bởi vì cây tươi tốt vào mùa mưa, đa dạng sinh học có, có cả voi, có cả hươu nai, hồi xưa có cả cá. Còn đi săn ở đấy rất nhiều. Giờ phá đi nhiều chỉ còn lại ít thôi. Không ai nói là đất sa mạc hóa. Nhưng về bản chất mà nói, về khoa học mà nói, đất này là thuộc về sa mạc hóa khô cằn rồi. Cây nông nghiệp không sống được. Nhưng không ai thống kê đấy là đất sa mạc hóa.» « Rừng khộp » : Sứ c mạnh thiên nhiên kỳ diệu Chuyên gia về rừng Việt Nam nhấn mạnh là vấn đề rừng Khộp trong phải là trọng tâm của nguy cơ sa mạc hóa ở Việt Nam, nhưng là một ví dụ tiêu biểu cho thấy sức mạnh bí ẩn, diệu kỳ của thiên nhiên. Giáo sư Đỗ Đình Sâm : « Nếu nhìn « rừng khộp » và vấn đề sa mạc hóa ở Việt Nam dưới góc nhìn chung của nhà quản lý, thì đây không phải là vấn đề lớn, vì diện tích so với rừng tự nhiên rất ít. Tuy không phải vấn đề trọng tâm, nhưng về mặt khoa học, có thể có ích để giải thích về khái niệm sa mạc hóa, và việc đất đai bị sa mạc hóa có khả năng phục hồi được nhờ tự nhiên. Chứ không phải là bó tay với vấn đề sa mạc hóa. Có hai tác động. Một là tác động của con người, bằng trí óc thông minh của mình, để mà chống chọi được sa mạc hóa, bằng tất cả các biện pháp, điển hình là nhất là vấn đề đất cát của mình là tác động của việc dùng cây phi lao. Tác động thứ hai là tự nhiên cũng có thể phục hồi được trong điều kiện sa mạc hóa với điển hình là rừng khộp . » Theo Giáo sư Đỗ Đình Sâm, điều quan trọng nhất để chống nguy cơ sa mạc hóa là phải bảo vệ được rừng tự nhiên hiện có. Đây là vấn đề « khó nhất ». Việt Nam có chủ trương « đóng cửa rừng », tức cấm khai thác rừng tự nhiên từ năm 2017. Nhưng điều đáng sợ là rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá dần mòn. Coi trọng « S ức khoẻ của đất » : Cốt lõi của chính sách chống « sa mạc hoá » Chính sách chống « sa mạc hoá » mở rộng, bao hàm tất cả các hình thức suy thoái đất, cho phép các nhà lập chính sách và các tác nhân khác đối diện với vấn đề cốt lõi, « sức khỏe của đất ». Bảo vệ sức khỏe của đất đồng nghĩa với việc giúp chống suy thoái. Giáo sư Đỗ Đình Sâm nêu bật nghịch lý nẩy sinh do việc trồng độc canh cây keo, vốn đã và đang được coi là một giải pháp phủ xanh đồi trọc chính tại Việt Nam - đang có nguy cơ làm tổn hại đất. Giáo sư Đỗ Đình Sâm : « Đối với chống sa mạc hóa, điều thứ hai là rừng trồng phải đa dạng hơn. Không phải chỉ có keo và bạch đàn. Nhưng cái này khó, bởi vì những đất thoái hóa như vậy mà chỉ trồng loại cây lá rộng khó thành công. Chỉ có keo, bạch đàn, nhập từ Úc, ở cái vùng khô hạn nhiều, thì phù hợp với khí hậu Việt Nam. Vấn đề nảy sinh hiện nay với những nơi trồng keo và bạch đàn, tức chỉ trồng có một loài duy nhất, là vấn đề sâu bệnh, khiến cây chết hàng loạt. Đây là hệ quả của việc chỉ trồng một loài. Mới đầu thì kết quả rất tốt, nhưng sau đó xuất hiện vấn đề này. Cái khó để chuyển đổi là vì loại cây này phù hợp với các vùng đất xấu. Về loại cây lá rộng, ngoài keo và bạch đàn, không cây nào sống nổi. Người dân nghèo cũng cần đến những loại cây nhanh chóng cho thu hoạch gỗ sau 5, 6 năm. Đọc thêm : Nấm-rễ cộng sinh - ‘‘Bí quyết 400 triệu năm tuổi’’ có giúp nhân loại thoát đại họa khí hậu? Vấn đề sâu bệnh chết hàng loạt không trực tiếp liên quan đến sa mạc hóa, mà đây trước hết là vấn đề « sức khỏe đất » (soil health), tức đất bị ảnh hưởng, không khỏe được, giống như cơ thể của mình có bệnh trong người. Bệnh từ cây lan xuống đất. Nếu cứ trồng mãi như thế thì năng suất ngày càng giảm đi . Sức khỏe đất là vấn đề cần phải quan tâm. » « Phủ xanh đồi trọc » không đủ bảo đảm « Sức khỏe của đất » Nguy cơ sa mạc hóa tưởng như được đẩy xa, nếu căn cứ theo số liệu chính thức, Việt Nam hiện có 42% diện tích đất toàn quốc đã được rừng che phủ. Tuy nhiên, giáo sư Đỗ Đình Sâm cảnh báo, chỉ « phủ xanh » thôi là hoàn toàn chưa đủ. Điều quan trọng nhưng không hề dễ dàng, là phải tìm được những thứ cây trồng phù hợp, vừa cho phép làm cho đất khỏe, vừa mang lại lợi ích kinh tế bền vững. Giáo sư Đỗ Đình Sâm : « Khi có cây phủ thì nguy cơ sa mạc hóa bị hạn chế. Nhưng phải đặt vấn đề năng suất sinh học và kinh tế trong sử dụng đất. Hồi xưa mình có từ phủ xanh đất trống, đồi trọc. Có nghĩa là tôi chỉ cần phủ xanh thôi là được rồi. Vấn đề bây giờ là phải trồng được cây có kinh tế để người ta có thể sống được. Trong vấn đề (chống) sa mạc hóa này, cần xem xem bằng cách nào anh sử dụng đất một cách kinh tế, nhưng không làm thoái hóa, làm ít thoái hóa hơn. Đọc thêm : Cây keo và lo ngại ‘‘Rừng’’ trồng cây sản xuất thôn tính Rừng tự nhiên thực thụ (phần cuối trong bài) Về mặt nào đó, kinh tế có thể nói là ổn định rồi, trồng rừng lên được, tức cũng giảm nguy cơ sa mạc hóa rồi, nhưng chưa đạt được yêu cầu bền vững. Bền vững với môi trường có nghĩa là không để xẩy ra vấn đề sâu bệnh. Không để xảy ra vấn đề thoái hóa đất, khi việc trồng cây khiến năng suất sinh học (của đất) kém đi. Vấn đề này ngành lâm nghiệp có thấy, có đặt ra, có nghiên cứu. Nhưng thay đổi cây này với cây khác rất khó, bởi gắn với kinh tế . » Nếu tôn trọng Đất, Thiên nhiên sẽ tiếp tục là chỗ dựa cho con người Việc nhìn nhận nguy cơ « sa mạc hóa » như một đe dọa toàn quốc cho phép Việt Nam đối mặt một cách toàn diện với các hình thức suy thoái đất đai đủ loại. Đặt vấn đề « sức khỏe đất » lên tuyến đầu cho phép hoạch định những chính sách hiệu quả để bảo vệ thứ tài nguyên vô giá này. Bảo vệ rừng tự nhiên, hướng đến những cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng từng địa phương để khôi phục đa dạng sinh học là những giải pháp sâu gốc bền rễ, cho phép Việt Nam vừa trực tiếp chống lại đe dọa sa mạc hóa, góp phần hạn chế biến đổi khí hậu, và có thêm nhiều nguồn lực kinh tế. Nếu tôn trọng Đất - sản phẩm kỳ diệu của hàng chục, hàng trăm triệu năm tiến hóa của sinh giới trên Trái đất, Thiên nhiên sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc giúp con người vượt qua những thách thức chưa từng có hiện nay.…
T
Tạp chí xã hội


1 Chấm dứt thai kỳ tại Pháp : Từ hành vi phạm tội đến quyền tự do được Hiến Pháp bảo vệ 9:30
9:30
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:30
Năm 2025, Pháp kỷ niệm đúng 50 năm luật Veil được Quốc Hội thông qua, cho phép phụ nữ được phép nạo phá thai. Nhưng cũng phải mất 49 năm từ khi ngừng xem nạo phá thai là hành vi phạm tội, đến năm 2024 Pháp mới công nhận chấm dứt thai kỳ là quyền cơ bản của con người. Đây được xem là một dấu mốc lịch sử về quyền sinh sản tại Pháp. Không phải là chính quyền pháp khuyến khích nạo phá thai mà là cho phép phụ nữ tự do định đoạt thân thể và tương lai của mình, đồng thời giảm bớt nguy cơ các đảng chính trị chiếm đa số trong tương lai có thể muốn thiết lập lệnh cấm hoặc hạn chế, như Mỹ hay Ba Lan … Nhìn lại lịch sử, chấm dứt thai kỳ tại Pháp bị nghiêm cấm từ năm 1810. Dẫu không có số liệu chính thức, nhưng theo ước tính, mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ, thuộc mọi hoàn cảnh và tầng lớp xã hội, phá thai. Thường thì chỉ những người có điều kiện tài chính mới dễ tìm được bác sĩ đáng tin cậy ở trong nước hay nước ngoài để chấm dứt thai kỳ. Phải đến năm 1975 luật Veil về nạo phá thai (đạo luật đặt theo tên bộ trưởng Y Tế Pháp thời đó là Simone Veil)mớiđược ban hành. 1975 : Dấu mốc lịch sử Sử gia Bibia Pavard là đồng tác giả cuốn sách « Đạo luật Veil. Một thế kỷ lịch sử » (NXB Découverte, 2024). Trong bài trả lời phỏng vấn của báo Le Monde ngày 17/01/2025, kỷ niệm 50 năm luật Veil, sử gia Bibia Pavard nhấn mạnh là dẫu cho cuộc đấu tranh về quyền phá thai đã thu hút các nhà nữ quyền từ đầu thế kỷ XX, nhưng phải đến tận cuối những năm 1960 - đầu những năm 1970 thì chấm dứt thai kỳ tự do và miễn phí mới được đặt vào tâm điểm phong trào đấu tranh nữ quyền tại Pháp. Đạo luật Veil năm 1975 là thành quả của 5 năm đấu tranh, vận động. Các tổ chức tranh đấu xem đó là một thắng lợi, nhưng cũng nhiều người thất vọng vì chưa đạt được tầm mức theo mong muốn. Theo sử gia Bibia Pavard, với đạo luật Veil năm 1975, chấm dứt thai kỳ vẫn chưa được công nhận là quyền mà chỉ được xem là sự rộng lượng của xã hội đối với những phụ nữ có thai nhưng do hoàn cảnh không thể muốn giữ thai để sinh con. Và đạo luật cũng chỉ là tạm thời với thời hạn 5 năm, chi phí nạo phá thai không được cơ quan Bảo hiểm Xã hội hoàn trả, người nước ngoài không được nạo phá thai tại Pháp … Các nhà nữ quyền hiểu rằng luật Veil khi đó mới chỉ mang đến một quyền khá « mong manh ». Ngoài ra là thái độ chống đối của nhiều bác sĩ. Đến những năm 1980-1990 thậm chí còn xuất hiện đội quân chống nạo phá thai, với hàng loạt hành động nhằm cản trở hoạt động của các cơ sở y tế nạo phá thai. 2025 : Chiến thắng biểu tượng Cùng với những biến chuyển trong xã hội, dần dần thì phụ nữ cũng được tạo thuận lợi hơn khi tự nguyện chấm dứt thai kỳ : chi phí được Bảo hiểm Xã hội hoàn trả 100% theo hạn mức, tuổi thai tối đa khi bỏ thai được kéo dài, quy định về khoảng thời gian suy nghĩ trước khi phá thai được dỡ bỏ, phụ nữ được lựa chọn phương phá thai bằng thuốc hay dụng cụ, được hỗ trợ tâm lý sau khi phá thai, hình thức tư vấn từ xa được phát triển … Bên cạnh đó là việc ban hành các đạo luật ngăn chặn hành vi cản trở hay tìm cách cản trở phụ nữ phá thai hay tiếp cận thông tin về phá thai, hay hành vi dọa dẫm, gây khó khăn cho các cơ sở và nhân viên y tế phá thai cho phụ nữ. Việc làm lan truyền thông tin sai lệch cũng bị xử lý. Và gần đây nhất, cách nay tròn 1 năm, vào ngày 08/03/2024, tổng thống Emmanuel Macron chủ trì lễ đóng dấu ấn vào đạo luật ghi quyền tự nguyện chấm dứt thai kỳ vào Hiến Pháp, đưa nước Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới mà quyền tự nguyện chấm dứt thai kỳ được Hiến Pháp công nhận và bảo vệ. Quyết định của chính quyền Macron được xem là bước đi tiên phong trong bối cảnh Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hồi tháng 06/2022 đã hủy bỏ quyền phá thai, trong khi ở nhiều khu vực trên thế giới, thậm chí ngay tại châu Âu, cũng nổi lên một số phong trào tìm cách hạn chế quyền phá thai, thậm chí nghiêm cấm việc phá thai, cho dù việc ép buộc duy trì thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người phụ nữ. Ba Lan : « địa ngục của phụ nữ » cần chấm dứt thai kỳ Theo tổ chức bảo vệ quyền sinh sản, Center for Reproductive Rights, thì hiện nay trên thế giới vẫn còn tới 40% số phụ nữ trong độ tuổi sinh con sống tại những nước mà nạo phá thai bị hạn chế hoặc bị cấm. Riêng tại châu Âu, Ba Lan là một trong những điển hình về luật cấm hà khắc, tới mức nhiều phụ nữ đấu tranh đòi quyền chấm dứt thai kỳ gọi Ba Lan là « địa ngục của phụ nữ ». Từ năm 2020, chấm chứt thai kỳ gần như là bất hợp pháp ở Ba Lan, trừ 3 trường hợp : có thai do bị cưỡng hiếp, hoặc quan hệ loạn luân, hoặc nếu do duy trì thai kỳ sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ. Phán quyết củaTòa Bảo Hiến Ba Lan đã khiến đến 90% số trường hợp nạo phá thai trở thành hành vi bất hợp pháp. Đạo luật khắc nghiệt tới mức nhiều bác sĩ, nhân viên y tế không dám tiến hành thủ thuật phá thai vì lo sợ gặp rắc rối với pháp luật, thậm chí là án tù giam, bởi vì việc hỗ trợ nạo phá thai bị cấm, ai vi phạm có thể bị tù giam 3 năm. Năm 2023, lần đầu tiên có một nhà tranh đấu cho nữ quyền bị phạt lao động công ích vì hỗ trợ một phụ nữ chấm dứt thai kỳ. Mới đây, AFP hôm 13/02/2025 cho biết là theo các số liệu chính thức trong 10 tháng đầu năm 2024 chỉ có 780 ca nạo phá thai tại các bệnh viện ở Ba Lan. Thế nhưng, trên thực tế, theo Abortion Without Borders, mạng lưới các nhà đấu tranh cho quyền chấm dứt thai kỳ, « nạo phá thai tại Ba Lan là chuyện thường ngày » và mỗi năm có tới 150.000 ca phá thai. Việc « phá thai chui » dĩ nhiên sẽ có những nguy cơ đối với sức khỏe của phụ nữ. Anh : D ư luận, pháp luật và thực tế vẫn có cùng một lối Nhìn sang Anh, quốc gia sinh ra phong trào cánh tả thế giới (từ thập niên 1840) và các nhóm tiên phong về nữ quyền rất nhiều năm trước khi ngày Quốc tế Phụ nữ được lập ở Mỹ (1910), cho tới nay, quyền phá thai của phụ nữ vẫn là một vấn đề phức tạp. Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang ngày 06/03 giải thích thêm : « Dù đã vào năm thứ 25 của thế kỷ 21, Anh quốc vẫn phải sống với luật cho phép phá thai từ năm 1967, và tới những năm 2009-2010, cả Giáo hội Anh giáo (quốc đạo của Anh) và Giáo hội Công giáo tiếp tục phản đối phá thai, coi đây là điều “trái đạo đức”. Tuy thế, vấn đề ở Anh không phải là các giáo hội có ảnh hưởng gì tới quyền nạo phá thai của phụ nữ, mà là chuyện luật Anh điều chỉnh sự việc quá chi tiết, gây khó khăn cho phụ nữ. Ví dụ, một mặt luật công nhận quyền phá thai của người mẹ khi thai nhi chưa tới 24 tuần tuổi, mặt khác, lại coi là tội hình sự nếu ai đó cố ý tự phá thai sau 24 tuần tuổi mà không được giám định y khoa của ít nhất 2 bác sĩ. Phá thai chỉ được phép nếu sinh mạng của người phụ nữ gặp nguy hiểm, nếu có bất thường nghiêm trọng ở thai nhi hoặc nếu người phụ nữ có nguy cơ chịu đựng tổn thương thể chất và tinh thần nghiêm trọng. Về thủ tục, việc phá hủy thai nhi quá 10 tuần tuổi phải được thực hiện ở bệnh viện hoặc trạm xá công (National Health Service), với mục đích cao cả là để đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ. Các quy định trên thực tế đã tạo ra tình trạng khó xử cho phụ nữ, nhất là các thiếu nữ, những phụ nữ trẻ, độc thân, chưa có kinh nghiệm cuộc sống, khiến họ không tìm đến 2 bác sĩ như luật định mà tới các trạm xá từ thiện. Cảnh sát Anh cho tới gần đây vẫn điều tra các trạm xá cung cấp dịch vụ phá thai và mở tới 60 cuộc điều tra hình sự ở Anh và xứ Wales kể từ năm 2018 đến đầu năm 2024. Họ yêu cầu trạm xá cung cấp thông tin cả về những phụ nữ gọi điện, gửi email tới tìm hiểu về thủ tục phá thai, dù chưa ai tới nơi thực hiện điều này. Một số nhà vận động cho rằng làm như vậy, cảnh sát đã khiến nhiều phụ nữ lo sợ và chỉ khiến dịch vụ bán viên thuốc phá thai sớm trên mạng internet tăng lên, không ai kiểm soát được. Tất cả những việc này xảy ra khi mà đại đa số người dân ở Anh (87%) coi việc cung cấp dịch vụ phá thai cho phụ nữ là điều cần thiết (điều tra dự luận năm 2023 của YouGov). Cùng lúc, có hiện tượng các trạm xá cung cấp dịch vụ phá thai miễn phí ở Anh trở thành mục tiêu biểu tình của những tổ chức chống phá thai hay còn gọi là “vì sự sống” (pro-life). Để giải quyết chuyện này, tân chính phủ Lao Động hồi tháng 10 năm ngoái đã ban lệnh cấm họ tiếp cận các trạm xá có dịch vụ phá thai trong vòng 150 mét. Với chính phủ của đảng Lao động, chính đảng đã nêu phá thai như một quyền của phụ nữ trong cương lĩnh tranh cử, thì đây là biện pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn cho phụ nữ tiếp cận dịch vụ phá thai mà chính phủ nói là một phần của việc “chăm sóc sức khỏe thiết yếu”. Nữ bộ trưởng Jess Phillips nói hồi cuối năm 2024 rằng: “Quyền tiếp cận các dịch vụ phá thai là một quyền cơ bản của phụ nữ ở đất nước này, và không ai phải cảm thấy bất an khi tiếp cận dịch vụ này.” Nhưng với các nhóm Ki tô giáo phản đối quyền phá thai thì đây là việc dùng cảnh sát can thiệp vào nhân quyền và họ cầu nguyện để phụ nữ không bước chân vào các trạm xá nói trên ». Đã đến lúc chống bất bình đẳng Trở lại Pháp, cho dù được cho là có những quy định đi tiên phong, nhưng trên thực tế, từ luật lệ đến thực tế vẫn có độ chênh rất lớn, không thể ngày một ngày hai xóa bỏ. Phụ nữ tại Pháp vẫn gặp trở ngại khi tự nguyện chấm dứt thai kỳ. Giới quan sát và đấu tranh cho nữ quyền nói đến tình trạng bất bình đẳng mà phụ nữ gặp phải khi muốn phá thai. Chính vì thế, theo chính phủ Pháp, ban hành các đạo luật là chưa đủ. Điều cần làm bây giờ là chống bất bình đẳng về khả năng tiếp cận dịch vụ phá thai, do điều kiện chênh lệch giữa các vùng miền, tầng lớp xã hội và khả năng tiếp cận thông tin chuẩn xác.…
T
Tạp chí xã hội


1 Lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam : Khi các nhóm tội phạm rành công nghệ 9:35
9:35
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:35
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề do các hoạt động lừa đảo trực tuyến, lên đến hơn 390 ngàn tỷ đồng. Nhiều trung tâm lừa đảo chủ yếu nằm ở Miến Điện và Cam Bốt đã bị triệt phá, tuy nhiên hoạt động của các nhóm tội phạm này ngày càng liều lĩnh, "sẵn sàng bắt cóc người" để cưỡng bức họ làm việc lừa đảo, cũng như trang bị những công nghệ tinh vi hơn. Trong bối cảnh các nước Thái Lan và Miến Điện tăng cường truy quét các trung tâm lừa đảo trực tuyến, hôm 27/02 vừa qua, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận “có công dân Việt nam trong số 7000 người nước ngoài vừa được giải cứu khỏi các hang ổ lừa đảo công nghệ ở Myawaddy, phía đông nam Miến Điện. Cụ thể, lực lượng biên phòng Karen (BGF), được Bangkok Post trích dẫn, đã gửi danh sách của 7241 người đến từ 28 quốc gia, đến Lực lượng đặc nhiệm Ratchamanu của Thái Lan để xử lý hồi hương những người này. Trong số đó, người Trung Quốc chiếm số đông nhất, hơn 4000 người, và người Việt Nam chiếm số đông thứ hai, 572 người. Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết đang phối hợp với các cơ quan sở tại để thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết. Không chỉ tại Miến Điện, nhiều trung tâm lừa đảo cũng đã mọc lên ở Cam Bốt, đặc biệt là ở khu vực biên giới, được cho là do các tổ chức tội phạm người Trung Quốc cầm đầu. Hôm 03/03, Thái Lan cho biết sẽ nghiên cứu xây tường ở một số khu vực biên giới với Cam Bốt trên tổng 817 km đường biên giới chung, để ngăn tình trạng vượt biên trái phép, trong bối cảnh nhiều nỗ lực phá bỏ mạng lưới các trung tâm lừa đảo bất hợp pháp đang gia tăng. Hành trình lừa đảo : Từ nạn nhân thành kẻ lừa đảo Anh X, xin ẩn danh, từng làm việc tại một trung tâm lừa đảo trực tuyến vào năm 2021. Hiện đã trở về Việt Nam, anh chia sẻ với RFI Tiếng Việt về trải nghiệm bị dẫn dụ bởi các tổ chức lừa đảo như thế nào. “ Lúc đó tôi lên Facebook và thấy bài đăng tuyển với mức lương 40 đến 50 triệu một tháng, sang Cam Bốt làm, chỉ để bấm máy tính không thôi. Lúc đó tôi bảo là không có tiền đi lại, thì họ bảo lên bắt xe vào nam, họ sẽ trả tiền hết cho mình, từ A đến Z cả tiền ăn uống”. Cùng với một nhóm người Việt khác, đều trả lời tin tuyển dụng này, anh X đã qua cửa khẩu Mộc Bài, sang Cam Bốt và làm việc “lừa đảo”, lừa người Việt. Vừa sang được hơn chục ngày, anh đã bị “bán” cho một công ty khác vì họ cần người. Những trung tâm lừa đảo được anh mô tả là bảo vệ nghiêm ngặt, kiểm soát người ra vào. Một tháng sau, khi muốn rời khỏi chỗ làm thì anh đã được tổ chức đó yêu cầu người nhà trả tiền chuộc 55 triệu, thì mới được trở về Việt Nam. Thế nhưng vài tháng sau, anh lại được một người bạn khác dụ dỗ, cùng đi sang Miến Điện, “kiếm 27 triệu một tháng”, “làm vài năm rồi về xây nhà mua xe”. Lần này, tin tưởng người bạn mình, anh tự bay sang Yangoon, đến khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Miến Điện ở phía bắc, và tự giao mình cho tổ chức lừa đảo. Cách hoạt động và công việc ở trung tâm lừa đảo công nghệ cả ở Cam Bốt và Miến Điện là giống nhau, theo nhận xét của anh X. “Họ giao cho tôi một bảng nhiệm vụ, cho mình 3 4 tài khoản Facebook ảo, câu dẫn những người khác, lừa những khách hàng Việt Nam, lừa họ nạp tiền vào những app (ứng dụng) lừa đảo. Họ đưa những kịch bản đã thành công lừa, và bắt phải học thuộc những kịch bản như vậy, để trả lời câu hỏi. Họ lấy kịch bản ví dụ về một Viều kiều Mỹ, đang làm bác sĩ bên đó và họ lừa được 1 triệu đô, và rất tự hào, cho tôi học. Họ lừa người ta nạp tiền vào các sàn lừa đảo, lãi có thể 1 ngày 100 ngàn đô là 10 %, 1 triệu thì có thể 20% một ngày.” Ranh giới giữa nạn nhân và kẻ phạm tội Theo chuyên gia về an ninh mạng Ngô Minh Hiếu « những tổ chức lừa đảo xảy ra gọi là vượt tầm kiểm soát như hiện nay, một phần là vì trong giai đoạn mà đại dịch Covid xảy ra, nhu cầu để kiếm việc làm nhiều, mà mọi người không đi ra ngoài được, và phải lên trên mạng phải lên sử dụng điện thoại phải đi kiếm việc làm. Các đối tượng lừa đảo mới tìm cách dẫn dụ những người này đi sang những cái nước khác, như Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan, họ giam những người này để buộc họ thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến. Chưa kể là một số thành phần là phạm tội nói chung là muốn kiếm tiền bất hợp pháp, thì họ cũng sẵn sàng qua đó. Do đó, có 2 loại người khác nhau, một là người đó là hoàn toàn là nạn nhân thật sự bị dẫn dụ và bị sang, bị ép để mà thực hiện các hành vi lừa đảo 2 là cái người đó là một người xấu hoàn toàn. Và bây giờ thì cái lượng người đó nó lại càng nhiều hơn là cái người bị lừa sang. » Kể từ năm 2022, sau vụ người Việt vượt tháo chạy khỏi casino ở Cam Bốt, vượt sông về Việt Nam gây chấn động dư luận, nhiều thông tin tuyên truyền về những rủi ro liên quan đến việc nhẹ lương cao được đưa ra. Do vậy, theo ông Ngô Minh Hiếu, các đối tượng tội phạm ngày càng liều lĩnh hơn, sẵn sàng bắt cóc người, đặc biệt tại những vùng sâu vùng sa đưa ra qua đó, chưa kể nhiều video về các hành vi tra tấn ở các trung tâm lừa đảo được loan tải trên mạng xã hội. Trước khi được lực lượng vũ trang ở khu vực này giải cứu và đưa hồi hương về Việt Nam, giữa năm 2022, trong vài tháng làm việc, anh X cho biết đã lừa được khoảng 20 triệu. Tuy nhiên, con số này không làm hài lòng những người quản lý, và anh bị bắt đi dọn vệ sinh trong hơn một năm. Không giống như ở Miến Điện, có thể nhờ người nhà gửi tiền chuộc vệ, tại đây, nếu ai không làm được việc này, thì bị giao nhiệm vụ khác. Anh X cũng nhớ lại những cảnh bạo lực tra tấn đã chứng kiến trong khoảng thời gian này. « Những người bị phản kháng thì có người (ở trong phòng tôi), bị đánh đập trong vòng 7 8 ngày, lúc về là máu bắn đầy giầy giép, anh ấy bảo là bị nhốt, bị đánh, chỉ được ăn một bữa hai bữa. Tôi cũng từng bị đánh vài trận, tím hết mông lột hết da, bị đánh bằng dây điện, chỉ vì mình cãi, không nghe lời, không thèm làm theo chỉ thị. Cả tháng họ bảo mình lừa ba bốn người mà mình không lừa được ai nó cũng đánh . » Deepfake : Công cụ hữu hiệu của các hacker Chị Nam là một trong những người bị lừa mất tài khoản Facebook. Chị cho biết một người đã giả danh bạn của mình để yêu cầu gửi mã xác thực từ Facebook, và chiếm đoạt tài khoản của chị. “ Hacker đã gọi điện cho tôi bằng video, thời gian gọi chỉ từ 3 đến 5 giây rồi tự động tắt, dùng deepfake khiến tôi tin tưởng là bạn mình và gửi mã code cho bạn đó”. Chị cho biết đối tượng lừa đảo dùng để đi “vay tiền” những người khác, và một người bạn của chị đã gửi vào số tài khoản của hacker đó 3000 euro. Các nhóm lừa đảo này, được cho là hoạt động chủ yếu ở Cam Bốt hay Miến Điện, một số được cho là bị cưỡng bức lao động, làm sao có thể nắm rõ những công nghệ tiên tiến không phải ai cũng tiếp cận được ? Chuyên gia về an ninh mạng, Ngô Minh Hiếu cho hay : « Sau khi điều tra, chúng tôi phát hiện ra những công cụ được phát triển bằng tội phạm mạng, cung cấp những công cụ công nghệ cho các trung tâm lừa đảo ở trong khu vực, bán lại với giá rẻ chỉ vài ngàn đô. Chưa kể là có một số dịch vụ chỉ tốn 25 đến 30 đôla là có thể sử dụng được dịch vụ giả mạo hình ảnh ». Trường hợp mà chị Nam gặp phải là một trong 3 hành vi lừa đảo phổ biến nhất tại Việt Nam, gồm chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, làm giả thương hiệu và các loại lừa đảo khác, theo báo cáo từ nhà nghiên cứu về tội phạm học Lương Thanh Hải, đăng trên tạp chí MDPI. Ngoài ra, theo tổ chức Chống lừa đảo, còn có các loại hình khác như lừa đảo tình cảm ở Việt Nam cũng khá phổ biến, sau đó là lừa đảo mã độc, giả mạo công an, bưu chính, điện lực. Tiếp đến là lừa đảo làm cộng tác viên, lương cao, đánh vào những người đang thất nghiệp, sinh viên, những người nhàn rỗi, không có việc làm, lên mạng bị dẫn dụ. Một lừa đảo khác là tống tiền nhắm vào đối tượng trẻ, những người trung niên, và sử dụng công nghệ deepfake. Dự án Chống Lừa Đảo (Chongluadao Project) là một tổ chức phi lợi nhuận, ghi nhận hơn 60 000 báo cáo liên quan đến lừa đảo trực tuyến, trong sáu tháng đầu năm 2024. Tổ chức này đã cho phép mọi người báo cáo các hình thức lừa đảo trên trang mạng của mình, đồng thời phát triển ra công cụ nhằm phát hiện, xác minh xem liệu một trang mạng có phải là lừa đảo hay không. Dự án cũng phát triển ra một mô hình AI chatbot, nhằm xác minh trong vòng chưa đến 30 giây một trang web hay một cơ sở dữ liệu nào đó, liệu có an toàn hay không. "Việt Nam chuyển đổi số quá nhanh", bỏ qua giai đoạn "an toàn thông tin Trả lời RFI Tiếng Việt, đồng sáng lập tổ chức này, ông Ngô Minh Hiếu, từng là một cựu hacker, cho rằng “mạng xã hội như Facebook, Tiktok là một trong những bước đệm để các tổ chức lừa đảo tìm kiếm nạn nhân” và các nền tảng này do các tập đoàn lớn tổ chức, nhưng lại không có nguồn lực để kiểm soát hết các thông tin. Tuỳ theo đối tượng mà các tổ chức lừa đảo có các kịch bản khác nhau. Theo Ngô Minh Hiếu : “Một trong những vấn đề là do Việt Nam chuyển đổi số quá nhanh và đặc biệt là những cái người lớn tuổi đấy. Họ không có thời gian để mà kịp cập nhật, kịp hiểu thêm về công nghệ biết đằng sau công nghệ đó là gì, sử dụng sao cho an toàn hoặc là sử dụng sao cho đúng. Vấn đề là Việt Nam đã bỏ đi một cái giai đoạn rất là quan trọng, đó là nâng cao nhận thức cũng như là cung cấp cái kiến thức căn bản về công nghệ thông tin về an toàn thông tin cho tất cả người dân trước khi họ biết cách sử dụng công nghệ, đặc biệt là những cái nền tảng online. Nhưng tôi cho rằng ai cũng có thể sẽ là nạn nhân, không quan trọng tuổi tác. Các bạn trẻ thì sẽ bị lừa theo những cái kịch bản như là lừa đảo, hay dẫn dụ sẻ những cái thông tin, hình ảnh nhạy cảm. Và cũng có rất là nhiều bạn nghĩ rằng sẽ không bao giờ bị lừa.” Ngoài ra, một vấn đề nữa ở Việt Nam đó là các nạn nhân thường không báo cáo, khiến các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc phát hiện, ngăn ngừa và đối phó với các hành vi lừa đảo. Ông Ngô Minh Hiếu cho biết : « Nhiều nạn nhân cho rằng mất tiền thì thôi, cơ quan chức năng đôi khi bắt được đối tượng lừa đảo cũng không giúp họ lấy lại được tiền, nên cũng chả thèm báo cáo. Hoặc số tiền bị lừa quá nhỏ, đôi khi cũng bị họ cho qua. » Báo cáo từ Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) Việt Nam là quốc gia chịu thiệt hại lớn thứ hai toàn cầu, do các hoạt động lừa đảo gây ra vào năm 2023, lên đến 391,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 3,6 % GDP, tiếp theo là Brazil, Thái Lan.…
T
Tạp chí xã hội


1 Chiến tranh Ukraina: Liệu pháp nghệ thuật “chữa lành” những chấn thương tâm lý 9:32
9:32
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:32
Cuộc chiến tại sườn đông châu Âu kéo dài từ ba năm qua, khiến những trẻ em mồ côi cha mẹ, những thường dân phải đối mặt với tiếng bom đạn hàng ngày, khiến hàng triệu người phải bỏ nhà bỏ cửa, rời khỏi Ukraina đi lánh nạn, gây ra những vết thương tâm lý, dù là những binh lính trên chiến tuyến hay những người tị nạn xa xứ. Nhiều người đã tìm đến trị liệu bằng nghệ thuật, để “chữa lành” những thương tổn tâm lý đó. Tại Ukraina, có một “cơn lốc tội lỗi”, theo nhận định của nhà làm phim Iryna Tsilyk, được báo Anh The Guardian trích dẫn: “Mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy tội lỗi. Những người rời khỏi đất nước cảm thấy tội lỗi với những người ở lại. Những người ở lại nhưng sống ở hậu phương, cảm thấy tội lỗi với quân đội. Quân đội có tội lỗi riêng, họ cảm thấy tội lỗi với những người anh em của họ, những người có những cấp độ kinh nghiệm khác nhau.” Những người sống sót cảm thấy tội lỗi khi đồng đội bị giết nhưng mình thoát chết, không hề hấn gì. Có những người cảm thấy tội lỗi vì không “làm đủ” để giúp nỗ lực chiến tranh. 20 % dân số Ukraina có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), trong số những người trải qua chiến tranh hoặc xung đột, thì 22 % sẽ mắc chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt. WHO ước tính có khoảng 9,6 triệu người ở Ukraina (gần một phần tư dân số Ukraine) có thể có vấn đề về tình trạng sức khỏe tâm thần. Theo bộ Giáo dục và Khoa học Ukraina, được Reuters trích dẫn, nếu trong những ngày đầu cuộc chiến, thách thức lớn nhất là làm sao bảo đảm an toàn cho người dân trước những đợt tấn công của Nga, thì nhu cầu hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh dần tăng mạnh vào năm 2023. Hơn 50.000 trẻ em Ukraina đã tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Tại một số bệnh viện ở Ukraina, hay trong các trung tâm tiếp đón những người phải di tản vì chiến tranh, hiệp hội ART THERAPY FORCE , sử dụng các liệu pháp nghệ thuật để hỗ trợ sức khoẻ tinh thần, tâm lý và cảm xúc, cho những cựu chiến binh. Tổ chức phi chính phủ DTCare cũng đã triển khai chương trình trị liệu nghệ thuật tại Odesa, Ukraina, cùng với Quỹ từ thiện của Hải quân Ukraina dành cho cựu chiến binh và gia đình của họ, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Nhiều sáng kiến chữa trị, hỗ trợ tâm lý khác cũng đã được khởi xướng. Tại Kiev, theo tường trình của RFI tiếng Ukraina, dự án "Support Paw" hỗ trợ cho trẻ em bị tổn thương do chiến tranh, với phương pháp trị liệu bằng thú cưng giúp trẻ em thích nghi và giao lưu thông qua trò chơi và đọc sách, bên cạnh sự đồng hành thú cưng, biến những chú chó thành bác sĩ tâm lý (canisterapy). Sunny là tên của một chú chó berger Úc, đã “hành nghề” trị liệu tâm lý cho trẻ em từ hơn sáu tháng qua. Để đảm nhận vị trí này, Sunny trước đó phải tham gia các khoá đào đạo đặc biệt. Hiện Sunny, chơi đùa, đọc sách cùng trẻ trong một hiệu sách ở thủ đô Ukraina. Bà Maryna Prokopenko, lãnh đạo của trung tâm trị liệu bằng thú cưng InNikos cho biết : “Ban đầu, những đứa trẻ này vui đùa với chú chó, cùng làm các động tác khác nhau, ra lệnh, huấn luyện chúng, và ngồi xuống đọc sách với chúng.” Một buổi trị liệu bằng thú cưng kéo dài vài giờ. Trẻ em, lần lượt đọc sách cùng những chú chó. Sách loại nào không quan trọng, mà quá trình mới quan trọng. Theo những người tổ chức, việc đọc to giúp trẻ em thư giãn. Sự kiện như vậy, lần đầu tiên được tổ chức ở hiệu sách này vào ngày 4/02. Ban tổ chức cho biết sẽ duy trì hoạt động này vào mỗi thứ Ba hàng tuần, mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người. Đọc sách với chó cũng giúp những đứa trẻ phải di tản vì chiến tranh, có thể tìm bạn mới, và cảm thấy là thành viên của cộng đồng. Bà Hanna Khomenko, đồng sáng lập tổ chức « Children of Heroes », cho biết : “Đó là những đứa trẻ mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả hai do chiến tranh. Tại Ukraina, hiện chúng tôi phụ trách hỗ trợ khoảng 13 000 đứa trẻ. Gần 9 000 gia đình đã mất ít nhất một người thân”. Rối loạn tâm lý do chiến tranh Trong khi trẻ em tại Kiev, thường xuyên phải nghe tiếng còi báo động phòng không, thì gần chiến tuyến, hầu hết các trường học đóng cửa vì lo ngại về an toàn, theo Reuters, có nghĩa là từ ba năm qua, lũ trẻ hiếm khi được gặp bạn bè của chúng. Bà Katerina Timakina, sáng lập tổ chức Sane Ukraine hỗ trợ giáo viên về mặt tâm lý, cho rằng “ đây là một vấn đề lớn mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong tương lai vì thế hệ trẻ em này đã không có các tương tác với bên ngoài, nghĩa là giao tiếp, giao lưu, thích nghi với thói quen trong 3 năm, phải đối mặt với chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý và rối loạn phát triển hậu chấn thương tâm lý vì chiến tranh”. Vào năm 2022, bộ Y Tế Ukraina ước tính hơn 90% người dân Ukraina có ít nhất một trong các triệu chứng của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Vào năm 2023, bộ này cho biết có tới 4 triệu trẻ em có thể cần được hỗ trợ tâm lý để đối phó với những chấn thương của cuộc xâm lược do Nga tiến hành. Tổ chức DTCare nêu ra vấn đề chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại nước Liên Xô cũ. Dưới sự kiểm soát của Matxcơva trước khi Liên Xô sụp đổ, những người phản đối chế độ bị gắn mác là 'bệnh tâm thần' và bị giam giữ trong các bệnh viện tâm thần. Hệ thống chăm sóc y tế tại Ukraina cũng tồn tại nhiều bất cập do thiếu lòng tin, thiếu hiểu biết và nhận thức về vấn đề sức khoẻ tâm ký, sợ kỳ thị và xấu hổ, khiến mọi người ngại ngần tìm sự giúp đỡ y tế. Neil Greenberg, giáo sư sức khỏe tâm thần quốc phòng tại trường đại học King's College ở London, được AP trích dẫn, đã đào tạo trực tuyến cho quân đội Ukraina về cách xử lý các dấu hiệu tổn thương tâm lý. Theo ông Greenberg, “không giống như những người lính đã chiến đấu ở Afghanistan hoặc cho quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, những người lính Ukraina đang chiến đấu tại quê hương của họ, với sự ủng hộ rõ ràng của công chúng, một kẻ thù rõ ràng và các mục tiêu và lý do chính đáng vững chắc, và điều này có thể giúp giảm bớt hậu quả về sức khỏe tinh thần cho các cựu chiến binh Ukraina.” Trị liệu bằng nghệ thuật dưới góc nhìn từ những người tị nạn Đối với những người Ukraina phải xa xứ vì chiến tranh, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em và người cao tuổi,( ước tính lên đến 6 triệu người kể từ đầu cuộc xung đột), liệu pháp nghệ thuật cũng được coi là một biện pháp hỗ trợ tâm lý, khi phải xa xa gia đình, để lại người thân ở Ukraina, mà chồng của một số người phải ở lại, gia nhập quân đội chống Nga. Cô Angela Itskovych cùng con trai rời Ukraina đến lánh nạn tại Pháp từ năm 2022, và nhận được quy chế bảo hộ tạm thời của châu Âu. Cho đến nay, ký ức về ngày đầu cuộc chiến nổ ra như thế nào, phải rời khỏi Ukraina trên chiếc xe chật ních người, sang đến Đức rồi đến Pháp ra sao, vẫn hiện rõ trong tâm trí cô. Cùng với một nhóm phụ nữ Ukraina khác tại Pháp, vào tháng 12/2022, cô đã mở một lớp nhảy, hỗ trợ tâm lý cho những phụ nữ Ukraina khác có cùng hoàn cảnh. Trả lời RFI Việt ngữ, Angela cho biết : " Lúc đầu, hoạt động này giúp chúng tôi tạo một cộng đồng của riêng mình. Khi nhảy cùng nhau, chúng tôi cảm thấy gần gũi hơn, trải qua nhiều thời gian cùng nhau, và dần dần coi nhau như gia đình. Điều quan trọng nhất với chúng tôi là làm sao thích ứng được cuộc sống ở đây, để hiểu hoàn cảnh của chính mình, để hiểu cách những người khác, nhìn thấy chúng tôi ra sao, và cho phép chúng tôi chia sẻ những câu chuyện ẩn giấu sâu bên trong. Tại sao lại nhảy ? Vì có những chủ đề không thể nói ra, vì những phụ nữ này đến từ những thành phố khác nhau của Ukraina, một số đã phải chứng kiến những cảnh không thể tưởng tượng được và rất khó để hiểu, để kể chuyện gì đã xảy ra. Hầu hết chúng tôi ai cũng mang theo trẻ con, đi tị nạn. Việc di chuyển trong các điệu nhảy khác nhau khiến chúng tôi dễ dàng bày tỏ bằng các chuyển động của cơ thể, và sau đó có thể giãi bày dễ dàng hơn, cởi mở hơn. Nhảy giúp chúng tôi chữa lành về mặt tâm lý, không cảm thấy bị đóng băng ở bên trong và cở mở hơn”. Lớp nhảy trị liệu - Dance Therapy , do cô Angela khởi xướng, ban đầu chỉ là một hoạt động tự phát, nhưng dần dần đã thu hút được hơn 200 phụ nữ Ukraina từ khắp nước Pháp tham gia, đủ mọi lứa tuổi. Đó là những phụ nữ di tản từ Kiev, Odessa, Dnirpo, Lviv, mỗi người có một hành trình câu chuyện riêng. Hiện cô Angela cũng đã đăng ký để lớp nhảy của mình trở thành một hiệp hội, không chỉ hỗ trợ cho cộng đồng tị nạn Ukraina tại Pháp, mà cả những người tị nạn quốc tịch khác khác tại Pháp và cũng mở cửa cho tất cả công chúng Pháp tại muốn thử. Cô Anastasia, một trong những người tham gia vào hoạt động này chia sẻ : “ Nếu là một người tị nạn, thì thường sẽ nghĩ rằng mình là nạn nhân và phải vượt qua hoàn cảnh đó. Việc kết nối với những người từ các nước khác trong lớp nhảy này , những người Pháp và những người khác, khiến tôi bắt đầu thấy họ như là những người bình đẳng chứ không phải những người đến giúp đỡ, cứu vớt chúng tôi, và chúng tôi là nạn nhân… Bởi trước kia, tôi từng nghĩ mình là nạn nhân và mắc trầm cảm vì suy nghĩ đó. Khi nhảy, lúc lăn bò xuống sàn, thực hiện những động tác kỳ lạ cùng với nhau, tôi cảm thấy cởi mở hơn với mọi người, và khi đi ra khỏi phòng nhảy, tôi có thể làm những thứ mà trước kia tôi rất sợ, ví dụ như là trả lời phỏng vấn từ nhà báo, kể câu chuyện của mình. Và tôi thấy rằng thế giới vẫn rộng mở với tôi, quan trọng là tôi vẫn còn sống”. Ban đầu lớp nhảy được tổ chức theo tuần, với sự hỗ trợ của một bác sĩ tâm lý và một giáo viên dạy nhảy, nhưng sau đó dần phát triển thành một dự án hỗ trợ tâm lý cho những phụ nữ Ukraina qua những khoá nhảy có chủ đề, với một dự án làm phim tài liệu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp nghệ thuật trong việc giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng và trầm cảm lên đến 73% và xu hướng tự hủy hại bản thân ở thanh thiếu niên giảm xuống 54%. Đối với cựu chiến binh, liệu pháp nghệ thuật đã cho thấy sự cải thiện 50% đối với các triệu chứng của Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).…
T
Tạp chí xã hội


1 Thủ tướng Ý Giorgia Meloni và chính sách nhập cư "khắc nghiệt" 11:55
11:55
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai11:55
Những ngày đầu năm 2025, nhật báo công giáo Ý, Avvenire , đã có loạt bài và xã luận về thảm kịch của những người di dân bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải. Trong bài xã luận, nhà báo Paolo Lambruschi đã ví Địa Trung Hải như nấm mồ lỏng của trẻ em. Theo UNICEF, đã có 1.700 người chết hoặc mất tích trong năm 2024 và cứ năm người thì có một trẻ em hoặc trẻ vị thành niên. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2022, chỉ trong năm 2023, chính phủ thủ tướng Giorgia Meloni đã buộc hồi hương 4.751 người di cư. Và trong năm 2024, Ý đã chi hàng tỉ euro để xây dựng trung tâm giam giữ người tị nạn ở Albanie trong khi chờ đợi hồi hương. Tuy bị chỉ trích và phản đối từ trong nước, chính sách di dân của thủ tướng Meloni đã thuyết phục được người đứng đầu Liên Hiệp Châu Âu và trở thành mô hình cho cựu thủ tướng Đức Olaf Scholz và thủ tướng Anh Keir Starmer tham khảo. Và nay, với sự trở lại của Donald Trump, chính sách khắt khe đối với người di cư càng trở thành cánh cửa hẹp cho những ai muốn đi tìm điều kiện sống tốt hơn mà không thể đi qua con đường chính. Làm thế nào thủ tướng Giorgia Meloni vừa thuyết phục được các nhà lãnh đạo châu Âu, vừa âm thầm thực hiện các biện pháp mạnh đối với người nhập cư nhằm ngăn chặn họ đặt chân lên lãnh thổ Ý ? Từ Liège, Bỉ, thông tín viên Duy An giải thích. Thiên thời địa lợi ! Thứ nhất , trục Pháp-Đức, cột sống của Liên Hiệp Châu Âu (EU) bị suy yếu. EU không nhức đầu sổ mũi vì nhờ vào sự ổn định của đầu tàu Pháp - Đức. Nhưng từ nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Macron, đầu tàu này không còn vững nữa. Cộng với sự bất ổn trong những chính sách chung của chính phủ Đức đối với EU kể từ khi cuộc chiến Ukraine bùng nổ. Bà Meloni một mặt cho rằng đảng Anh Em Nước Ý - Fratelli d’Italia thuộc cánh trung hữu, nhưng mặt khác, những chính sách như hạn chế người nhập cư, tách nước Ý khỏi EU… lại đậm màu cực hữu. Bà lên nắm quyền trong tình hình chính trị nước Ý rối ren vì không có một chính phủ nào trụ quá lâu. Và người ta chỉ xem bà như một giai đoạn chuyển tiếp mau chóng. Tuy nhiên, bà Meloni đã khéo léo lèo lái không chỉ nước Ý mà còn đạt được một số kết quả. Trong khi đó, hai nước Pháp và Đức lại rơi vào tình trạng khủng hoảng chính phủ trong năm qua. Thứ hai là thắng lợi bầu cử ở mọi cấp của các đảng cực hữu trong Liên Hiệp Âu Châu trong năm 2024, đặc biệt là tại Pháp, sau khi tổng thống Macron bất ngờ giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử sớm, dẫn đến thắng lợi ở vòng một của đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN). Một cuộc khảo sát 6.000 công dân EU trước cuộc bầu cử Nghị Viện châu Âu vào tháng 6/2024 đã liệt kê « di cư và người xin tị nạn » là mối bận tâm quan trọng thứ hai đối với họ, và các đảng cực hữu kêu gọi hạn chế đã đạt được những bước tiến đáng kể trên toàn khối. Mọi cặp mắt giờ cũng đang đổ dồn về Đức với cuộc bầu cử quốc hội sớm vào cuối tháng 02/2025, sau khi chính phủ thủ tướng Olaf Scholz bị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Thứ ba , ở sườn đông EU, các nước trong khu vực vừa phải cảnh giác nguy cơ cuộc chiến giữa Nga và Ukraina mở rộng, vừa phải lo ngăn chặn làn sóng người di dân tràn qua cửa ngõ này. Sau Hungary đến lượt Ba Lan lên tiếng đòi đóng cửa biên giới. Thứ tư , năm 2024 có thể xem là năm thành công ngoại giao của nước Ý và cách điều hành riêng của thủ tướng Meloni. Với vai trò chủ tịch EU và G7 trong sáu tháng đầu của năm 2024, bà Meloni đã không gây ra nhiều ồn ào nhưng đem lại sự tín nhiệm cho các đồng minh trong EU và NATO về vấn đề viện trợ cho Ukraina. Chính bà cũng đã đến thủ đô Kiev như một dấu hiệu tỏ sự ủng hộ của Ý đối với cuộc chiến này và đã xoá tan những nghi ngờ về những phát biểu ủng hộ Putin trong quá khứ. Vị thế của bà trong thời gian này cũng là cớ để chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen trong năm tái cử nhiệm kỳ chủ tịch EU phải có những cử chỉ « lấy lòng » chứ không phản đối như đã từng có những lời răn đe trong năm 2023 đối với người đứng đầu chính phủ Ý. Cuối cùng , một điều không thể không kể đến là bà Giorgia Meloni đã lấy lòng Đức giáo hoàng Phanxicô. Vì trước các vấn đề người di cư, Ngài luôn có những phát biểu và hành động mạnh mẽ như đã thấy ở Lampedusa hay đảo Lebos, nơi những người di cư vượt biển cập bến để vào nước Ý. Có lẽ, bà được lòng của người đứng đầu Toà Thánh qua các chương trình và chính sách nhằm gia tăng dân số của nước Ý. Có thể vì thế mà khi những thuyền của người tị nạn bị đẩy sang Albanie hay những người tị nạn đến Ý bị đưa sang tập trung trong các trại ở Albanie, cũng không thấy tiếng nói bảo vệ của Giáo Hội. Những cơn gió chính trị đang thổi căng buồm cho Meloni. Với những người nắm quyền lực truyền thống ở Paris và Berlin về cơ bản đã không còn hoạt động, thủ tướng Ý đang được hưởng lợi từ khoảng trống quyền lực tạo cơ hội cho bà thúc đẩy các chính sách của mình. Vào thời điểm các nhà lãnh đạo EU thông thường yếu thế, bà đã định vị hiệu quả vị thế của mình. Quản lý dòng người nhập cư Trong bài trả lời phỏng vấn với phóng viên Fiorenza Sarzanini, của nhật báo Corriere della Sera , và được đăng trên phụ trương Sette của nhật báo này vào ngày 03/01/2025, bà Meloni cho biết trong cuộc trao đổi với đồng cấp Anh Quốc Keir Starmer, Roma và Luân Đôn đồng tình rằng nạn nhập cư bất hợp pháp ồ ạt ảnh hưởng đến toàn bộ lục địa châu Âu, thậm chí cả bên ngoài biên giới EU. Đôi bên đồng ý « tăng cường cuộc chiến chống lại những kẻ buôn người, nỗ lực hướng tới sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các lực lượng cảnh sát, tăng cường cam kết hỗ trợ hồi hương tự nguyện và không ngại tìm nhũng giải pháp sáng tạo », như những gì Ý đã thực hiện với Albanie để xử lý các yêu cầu xin tị nạn bên ngoài lãnh thổ EU, nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của Ý và châu Âu. Theo bà, giải pháp này có thể « giáng một đòn chí mạng vào các tổ chức tội phạm lợi dụng người di cư để kiếm lợi ». Chính sách này đã có được sự ủng hộ từ lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, trong vấn đề « thoả thuận với các nước thứ ba để chống nhập cư bất hợp pháp ». Theo trang Politico , khi hợp tác với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Meloni đã giám sát việc xây dựng các thỏa thuận mang tính bước ngoặc với Tunisia, Mauritania và Ai Cập, chuyển hàng tỷ euro cho các chế độ đàn áp, ngăn người di cư đến châu Âu bằng nhiều cách, đôi khi tàn bạo. « Mô hình Meloni » này đã được Olaf Scholz cũng như Keir Starmer ủng hộ và học hỏi. Còn các nguyên thủ quốc gia EU đã thể hiện sự quan tâm đối với cách tiếp cận của Meloni tại cuộc họp của họ vào tháng 10/2024 và nhất trí rằng « cần xem xét những cách mới để ngăn chặn và chống lại di cư bất hợp pháp ». Chủ tịch Von der Leyen đã ghi nhớ thông điệp đó và hiện đang có kế hoạch triển khai dự thảo chỉ thị về « việc hồi hương » sớm nhất vào tháng 02/2025. Khái niệm “quốc gia an toàn - paese sicuro” Mặc dù vậy, việc làm của bà đã vấp phải sự chống đối là từ các thẩm phán. Ngày 18/10/2024, các thẩm phán tại tòa án Roma đã không xác nhận việc giam giữ 12 người xin tị nạn bị chuyển đến các trung tâm giam giữ ở Albanie. Theo họ, hai quốc gia xuất phát của những người tỵ nạn này là Bangladesh và Ai Cập đều không an toàn. Một ngày sau, 19/10/2024, tàu tuần tra của cảnh sát biển Ý đã đem họ cập bến cảng ở Bari từ trung tâm giam giữ hồi hương Gjader, Albanie. Và từ đây, những người này có thể nộp đơn xin tị nạn tại Ý. Chính phủ Ý lập tức có phản ứng trong phiên họp của Hội đồng bộ trưởng diễn ra vào 2 ngày sau đó, bằng cách phê duyệt một nghị định cập nhật các nước an toàn và đưa ra danh sách gồm 22 quốc gia (bao gồm cả Ai Cập và Bangladesh). Theo nghị định này, danh sách các quốc gia an toàn là cơ sở chính để kết luận lý do hồi hương của người xin tị nạn chứ không phải nguồn phụ. Việc đưa người tị nạn đến các trại ở Albanie vẫn tiếp tục Không phải vụ 12 người hồi tháng 10/2024, được báo chí nhắc đến gây ồn ào thì người ta mới biết. Nhưng từ đầu năm 2023, đã có những việc đưa người tị nạn đến các trại thanh lọc ở Albanie. Có lẽ vì thế mà số người đến Ý bằng đường biển giảm hơn một nửa từ 153.000 năm 2023 xuống 65.000 trong năm 2024, theo báo cáo của bộ trưởng Nội Vụ Matteo Piantedosi khi thuyết phục Quốc Hội thông qua sắc lệnh về quốc gia an toàn. Tuy nhiên, giải pháp này của chính phủ Ý đã bị phe đối lập chỉ trích là « phung phí tiền thuế của người dân, coi thường các quyền cơ bản của người dân và phán quyết gần đây của châu Âu về việc hồi hương, tạo nên toàn bộ khuôn khổ của thỏa thuận với Albanie », theo như cáo buộc của bà Elly Schlein, thư ký đảng Dân Chủ, trên mạng xã hội. Theo phân tích của phóng viên Nicolò Carratelli trên trang La Stampa ngày 18/10/2024, « g ần một tỷ euro tiền thuế của người dân Ý để xây dựng hai trại tập trung và khoảng 300.000 euro để vận chuyển 16 người đến Albanie bằng tàu quân sự (18.000 euro cho mỗi người) đã bị vứt bỏ đúng nghĩa đen ». Bất chấp các chỉ trích, thủ tướng Giorgia Meloni không từ bỏ kế hoạch xây dựng các trung tâm cho người tị nạn ở Albanie. Ngay trước lễ Giáng Sinh, bà đã có cuộc họp với các bộ trưởng Ngoại Giao, Nội Vụ, Quốc Phòng và bộ trưởng Quan Hệ với EU để đề ra những dự án mới, xây thêm nhiều trại ở Albanie và tăng cường lực lượng hải quân kiểm soát trên vùng biển Địa Trung Hải. Việc thanh lọc người tị nạn sẽ được thực hiện ngay từ ngoài khơi chứ không đưa vào đất liền. Và đây cũng là một bước cơ bản cho việc áp dụng Hiệp ước của EU về di cư và tị nạn có hiệu lực từ 2026, trong đó quy định thành lập các trung tâm di cư đặt tại các quốc gia khác ngoài Âu Châu để giải quyết các trường hợp với quy trình nhanh chóng. Chính sách hồi hương cưỡng bức ? Theo thống kê trong năm 2023, chỉ có hơn 4.750 dân nhập cư bị buộc hồi hương. Nhà báo Marizio Ambrosini từng đánh giá trên tờ Avvenire số ra ngày Chủ Nhật 03/11/2024, đó là một thất bại. Nếu như chính phủ Ý vẫn dùng con số này để khoa trương thành tích, chúng không che đậy hết thất bại của chính sách hồi hương cưỡng bức. Nước Ý hạn chế quyền xin tị nạn, khiến nhiều người sống trong cảnh bất hợp pháp, và nền kinh tế Ý mất đi một nguồn lao động giá rẻ. Có nhiều lý do để giải thích : Thứ nhất, lệnh trục xuất không phải cây đũa thần. Đất nước xuất phát của người tị nạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận trở lại những công dân của mình. Thứ hai là vấn đề chi phí. Ngoài việc giam giữ người tị nạn trong nhiều tháng, các quốc gia xuất xứ đôi khi còn buộc người bị trục xuất phải được áp giải bởi các nhân viên công lực của Ý trở về quê hương. Mặt khác, người tị nạn không chỉ đến từ những nước gần với Ý trong vùng Địa Trung Hải, mà còn từ các nước xa xôi như Nam Mỹ. Vì thế, không phải bất cứ hãng hàng không nào cũng vui vẻ nhận vận chuyển những hành khách đặc biệt này, vốn dĩ chứa đựng nhiều mối nguy cơ như phản đối, phá phách trên các chuyến bay gây thiệt hại cho hãng. Cuối cùng là việc khó khăn xác định danh tính người tị nạn để đưa về đúng người đúng nơi. Nhưng với những con người bất chấp mọi mối hiểm nguy và đã bỏ ra cả gia tài để ra đi thì nhiều lúc không dễ dàng để xác định danh tính. Họ sẵn sàng hủy mọi giấy tờ tùy thân thậm chí còn xóa luôn cả dấu vân tay của mình để khó xác định hơn là chấp nhận hồi hương.…
T
Tạp chí xã hội


1 Trí tuệ Nhân tạo - AI : Pháp tìm chỗ đứng giữa Mỹ và Trung Quốc 9:32
9:32
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai9:32
Pháp không muốn bị thụt lùi so với Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua Trí tuệ Nhân tạo - AI. Tuần lễ và Thượng đỉnh Hành động về AI - đồng tổ chức với Ấn Độ - ở Paris là cơ hội để Pháp bảo vệ chủ quyền kỹ thuật số, đặc biệt với những thông báo quan trọng của tổng thống Emmanuel Macron : 109 tỉ euro đầu tư vào AI tại Pháp, quảng bá "sản phẩm Pháp" - chatbot Le Chat của Mistral AI, hiện trở thành đối tác của nhiều tập đoàn lớn. Trong ba ngày sau khi được tổng thống Pháp quảng bá trong buổi trả lời phỏng vấn với đài France 2 (ngày 09/02), Le Chat trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trên Apple Store. Ứng dụng Pháp, cạnh tranh với ChatGPT của Mỹ và DeepSeek của Trung Quốc, đã tóm tắt buổi phỏng vấn của tổng thống Macron theo yêu cầu của RFI Tiếng Việt : « Trả lời phỏng vấn đài France 2, tổng thống Emmanuel Macron thông báo khoản đầu tư lớn 109 tỉ euro trong lĩnh vực AI tại Pháp. Quỹ này được hình thành từ nhiều nguồn đóng góp khác nhau, trong đó có Ả Rập Xê Út, Canada, nhiều doanh nghiệp Pháp và nước ngoài. Tổng thống Macron cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý AI toàn cầu, nói rằng mọi nội dung do phần mềm AI tạo ra phải được xác định rõ ràng. Ông kêu gọi một chiến lược AI đầy tham vọng, ở cả cấp độ Pháp và châu Âu, với các mục tiêu xã hội, kinh tế và ngoại giao. Tổng thống cũng nhấn mạnh đến chatbot “Le Chat”, do công ty khởi nghiệp Mistral AI của Pháp phát triển, đồng thời kêu gọi người dân Pháp tải xuống. Ứng dụng này được giới thiệu là đối thủ cạnh tranh của ChatGPT. Cuối cùng, ông Macron bày tỏ sự lạc quan về tác động của AI đối với việc làm, tin rằng sự phát triển của công nghệ sẽ giải phóng thời gian bằng cách phân công các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, giúp "đưa yếu tố con người trở lại" trong các mối quan hệ » . Điểm đặc biệt là Le Chat dẫn ngay các nguồn được sử dụng ngay dưới câu trả lời để người sử dụng dễ kiểm chứng. Và ứng dụng Le Chat khẳng định trả lời được bằng tiếng Việt và sử dụng các nguồn tiếng Việt. Pháp “chán” phải chạy theo Mỹ và Trung Quốc Khoản đầu tư 109 tỉ euro trong vòng 5 năm tới được tổng thống Macron thông báo nhằm mục đích giúp Pháp duy trì « cuộc đua về Trí tuệ Nhân tạo » , « sáng tạo những giải pháp, những công nghệ riêng, nếu không, sẽ bị phụ thuộc vào những nước khác » : « Chúng ta (Pháp và châu Âu) có những lợi thế tuyệt vời. Phải nói là tất cả các nước đều bị trễ so với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Do đó, về đào tạo, chúng ta có những quan hệ đối tác, như với Ấn Độ, một cường quốc về đào tạo Trí tuệ Nhân tạo. Chúng ta đã đào tạo 40.000 thanh niên trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo nhưng con số này sẽ tăng lên thành 100.000 người. Chúng ta cũng có những nhà khoa học về dữ liệu, những nhà toán học. Pháp có rất nhiều tài năng. Và đó là một sức mạnh to lớn. Nhưng Pháp cũng bị thụt lùi về các trung tâm dữ liệu, có nghĩa là khả năng tính toán. Để làm được việc này, cần phải có những siêu máy tính, thu thập khối lượng dữ liệu lớn. Và cần khẩn trương thực hiện. Do đó, tôi muốn thông báo tối nay rằng châu Âu và Pháp sẽ thúc đẩy tiến trình này. Pháp thông báo tại Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo 109 tỉ euro đầu tư vào lĩnh vực AI trong những năm tới. Đây là chuyện chưa từng có. Khoản đầu tư này tương xứng với những thông báo của Mỹ về quỹ Stargate với 500 tỉ đô la đầu tư. Trong số các nhà đầu tư, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đầu tư vào một trung tâm dữ liệu lớn ở Pháp. Ngoài ra còn có những quỹ đầu tư lớn của Mỹ, Canada cùng với rất nhiều doanh nghiệp Pháp » . Đọc thêm : AI : Bài toán khó để Pháp và Liên Âu không bị loại khỏi bàn cờ quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo Cụ thể, theo trang Les Echos, Quỹ MGX của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đầu tư 50 tỉ euro xây dựng một trung dữ liệu lớn có công suất 1 GW. Trên tổng số 20 tỉ euro đầu tư vào AI tại Pháp, quỹ đầu tư Canada Brookfieal dành 15 tỉ euro để xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu, trong đó có một trung tâm có công suất 1 GW ở Cambrai, nơi trở thành phòng thí nghiệm ở miền bắc Pháp. Theo điện Elysée, « những dự án này cho thấy lực hấp dẫn của Pháp, cũng như chất lượng mạng lưới điện và đường truyền internet, đủ lớn và vững chắc để tiếp nhận tất cả những nhà máy về AI trong tương lai » . Ngoài ra, rất nhiều dự án xây dựng mới liên quan đến AI cũng được các quỹ đầu tư Fluidstack của Anh, Equinix, Digital Realty và Prologis của Mỹ, Evroc của Thụy Điển, Sesterce của Pháp lần lượt thông báo tại Thượng đỉnh Hành động về AI. Công ty khởi nghiệp Mistral AI, chủ sở hữu Le Chat, cũng thông báo « đầu tư vài tỉ euro » vào một trung tâm dữ liệu lớn, được đặt tại Saclay, khu đại học nổi tiếng ở tỉnh Essonne, ngoại ô Paris. Le Chat - cạnh tranh với Deep S eek và ChatGPT Phần mềm Le Chat là sản phẩm của Mistral AI, start-up được cho là còn non trẻ so với những đối thủ. Arthur Mensch, từng làm việc cho Google và DeepMind và hai cộng sự Guillaume Lample và Timothée Lacroix, từng làm việc cho Meta, thành lập Mistral AI tháng 04/2023 và đã kêu gọi được đầu tư hơn 6 tỉ euro. Bộ trưởng Kinh Tế Éric Lombard không ngần ngại quảng bá cho « sản phẩm Pháp » là đã chuẩn bị một buổi phỏng vấn nhờ ứng dụng Le Chat. Cách thực hiện giống như « kiểu đóng vai » , theo giải thích của nhà sáng lập Arthur Mensch khi trả lời phỏng vấn đài France 2 ngày 10/02 : « Le Chat có thể tìm những câu hỏi ở đâu ư ? Phần mềm Le Chat thông minh, nên cô đọng được kiến thức nhân loại. Le Chat biết y học là gì, lịch sử là gì và truyền thông là gì. Le Chat cũng biết tất cả các ngôn ngữ nên có thể dùng ứng dụng này để dịch mọi thứ. Và khi bạn đưa ra chỉ dẫn, chẳng hạn như tôi phải chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, Le Chat có thể giải thích chuẩn bị một cuộc phỏng vấn như thế nào, hình dung ra những câu hỏi và giúp chuẩn bị. Đó là một ví dụ có có thể truyền tải nhanh trong giáo dục. Ví dụ một sinh viên ngành toán hay triết học có thể nhờ Le Chat đặt câu hỏi ôn tập và về lâu dài là để củng cố kiến thức của mình. Đúng là có trường hợp gian lận, nhờ Le Chat làm hộ bài tập. Nhưng cần phải đặt câu hỏi là tại sao phải làm bài tập ? Đó là để học hỏi điều gì đó. Cho nên cần phải coi trí tuệ nhân tạo mà Le Chat cung cấp là một cách học nhanh hơn, không phải để gian lận. Cần phải giữ đúng mục đích chính của việc làm bài tập, chứ không đề cao vào thành phẩm cuối cùng ». Đọc thêm : Trí tuệ Nhân tạo và những rủi ro khó có thể kiểm soát Pháp cần tập thể để cạnh tranh Trước khi diễn ra Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, Pháp cũng như Liên Hiệp Châu Âu hứng cú sốc DeepSeek. Ông Bruno Bonnell, tổng thư ký France 2030 - kế hoạch tài chính của Pháp về khả năng cạnh tranh - thừa nhận : « DeepSeek giống như lời cảnh tỉnh mà chúng ta cần » . Mô hình AI tạo sinh từ Trung Quốc được quảng bá ít tốn kém hơn rất nhiều nhưng hiệu quả hoàn toàn không kém nếu so sánh với những khoản tiền khổng lồ được đổ vào các tập đoàn AI của Mỹ. Arthur Mensch, nhà đồng sáng lập công ty Mistral AI, giải thích Le Chat, được khởi động cùng lúc với DeepSeek của Trung Quốc, có lợi thế về chi phí thấp hơn so với những ứng dụng của Mỹ. Điều này cho thấy Pháp cũng như châu Âu có điều kiện tham gia cuộc đua AI : « Tôi nghĩ châu Âu có vai trò thực sự, đặc biệt là vì có nguồn nhân tài đặc biệt đáng chú ý, điều này cho phép chúng ta hiệu quả hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ trong việc xây dựng công nghệ, với chi phí ít hơn. Vì thế phải vun đắp lợi thế này và cũng tương tự như vậy trong môi trường AI. Quá trình này sẽ được xây dựng nhanh hơn nếu các công ty châu Âu nhận ra rằng họ có lợi khi hợp tác với các doanh nghiệp châu Âu khác để đẩy nhanh lộ trình Trí tuệ Nhân tạo của mình. Và vì thế châu Âu thực sự có vai trò quan trọng với phần còn lại của thế giới. Ví dụ, chúng tôi đã mở chi nhánh tại Singapore và có những khách hàng đầu tiên ở đó. Có thể thấy là có một cơ hội thực sự, không phải của Mỹ và không phải của Trung Quốc » . Đọc thêm : Trí tuệ Nhân tạo : Hủy hoại hay thân thiện với môi trường ? Dù được cho là phong phú nhưng hệ sinh thái công nghệ châu Âu vẫn còn khiêm tốn so với những gã khổng lồ Trung Quốc và Mỹ. Theo Les Echos, chỉ cần nhìn vào những định giá toàn cầu lớn nhất để thấy châu Âu vắng bóng như thế nào. Pháp, nơi có khoảng 750 start-up về AI với 35.000 người làm việc trong lĩnh vực này, không giấu tham vọng muốn đứng đầu Liên Âu về AI. Tuy nhiên, khi trả lời RFI ngày 10/02, bà Anne Bouverot, đặc phái viên của tổng thống Pháp về Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, lưu ý đến tinh thần « tập thể » : « Có những chuyện người ta không thể làm một mình. Dĩ nhiên Pháp có tham vọng đứng đầu về Trí tuệ Nhân tạo và Pháp có nhiều lợi thế. Người ta nói đến Mistral hoặc các công ty khởi nghiệp như Hugging Face, poolside, Pigment… có tầm quan trọng trong lĩnh vực AI, cũng như những tài năng, những nhà nghiên cứu, kĩ sư một cách rất ấn tượng. Chúng ta có vị thế tốt về Trí tuệ Nhân tạo. Nhưng khi nhìn vào những khoản đầu tư cần thiết để phát triển AI thì có rất nhiều việc phải làm theo tập thể, ở tầm mức châu Âu » . Tổng thống Macron muốn Pháp và Liên Hiệp Châu Âu tiến nhanh theo « mô hình tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris » trong 5 năm, huy động mọi nguồn lực để bù khoảng thời gian chậm trễ so với Mỹ và Trung Quốc. Theo chuyên gia Charleyne Biondi , Viện Montaigne, châu Âu hiện chỉ chiếm 18% trung tâm dữ liệu trên thế giới, chưa đầy 5% trong số này là thuộc về các doanh nghiệp châu Âu, phần còn lại đều thuộc về các đại tập đoàn Mỹ như AWS, Google và Microsoft Azure. Ngày 11/02, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen công bố một « chiến lược châu Âu về AI » với ngân sách 200 tỉ euro, mục đích là để « tăng tốc » , « đơn giản hóa quy định » và « tăng cường thị trường chung duy nhất » , cùng với nhiều biện pháp khác.…
T
Tạp chí xã hội


1 Trao đổi học thuật : Công cụ « quyền lực mềm » chưa khai thác hết của Đài Loan 12:24
12:24
Putar Nanti
Putar Nanti
Daftar
Suka
Menyukai12:24
Trong những năm gần đây, Đài Loan thu hút ngày càng đông học viên nước ngoài đến nghiên cứu về ngành Hán học, công nghệ bán dẫn cũng như là nhiều ngành học khác. Đây là một phần trong chiến lược thúc đẩy trao đổi học thuật với thế giới được tiến hành từ năm 2004 nhằm phá thế cô lập ngoại giao của Trung Quốc đối với hòn đảo. Theo trang Geopolitica, trước sức ép ngày càng lớn từ Trung Quốc, chính quyền Đài Bắc từ đầu những thập niên 2000 đã xác định « trao đổi học thuật là một công cụ hiệu quả cho chiến lược quyền lực mềm », và các chương trình học bổng quốc tế là những nguồn lợi ích to lớn giúp nâng cao hình ảnh Đài Loan trên trường thế giới. Và ngành nghiên cứu Hán học là một trong số thế mạnh mới để tăng thêm sức hấp dẫn cho Đài Loan. Hán học – Thế mạnh cho quyền lực mềm Đài Loan Trong chiến lược này, năm 2004, chính quyền Đài Bắc công bố « Chương trình học bổng Đài Loan và học bổng bồi dưỡng Hoa ngữ », một dự án chung của bộ Giáo Dục, bộ Ngoại Giao và bộ Khoa học – Công nghệ, liên quan đến các lĩnh vực giáo dục, ngoại giao, kinh tế, công nghệ và đổi mới học thuật. Các cơ sở học thuật như Viện Hàn Lâm Đài Loan, Học Viện Đài Loan cũng lần lượt được thành lập trong những năm sau đó. Mục tiêu của chương trình là nhằm thu hút sự quan tâm của sinh viên nước ngoài đối với tiếng Quan Thoại của Đài Loan, và chữ viết Trung Quốc truyền thống, cũng như là tăng cường sự hiểu biết của sinh viên nước ngoài về văn hóa và lịch sử phát triển Đài Loan. Ngoài ra, những chương trình trao đổi này sẽ giúp thiết lập và củng cố các mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Đài Loan và các nước khác, thúc đẩy trao đổi kinh tế, thương mại, giáo dục và văn hóa, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu cũng như là tầm nhìn quốc tế của Đài Loan. Ngoài chương trình bồi dưỡng Hoa ngữ, bộ Ngoại Giao Đài Loan còn thành lập Học bổng Đài Loan vào năm 2010, cấp cho các chuyên gia và học giả nước ngoài nào có quan tâm đến các nghiên cứu về Đài Loan, quan hệ xuyên eo biển, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Hán học. Làm thế nào Đài Loan có thể thu hút ngày càng đông giới du học sinh và học giả đến hòn đảo để nghiên cứu ? Thông tín viên Nguyễn Giang trong năm 2024 đã có dịp đến Đài Loan dự các khóa đào tạo ngắn hạn, các cuộc trao đổi giữa các học giả và qua tham quan các bảo tàng, ghi nhận rằng, « lịch sử phát triển của Đài Loan gắn liền với sự phát triển của đế chế Nhật Bản. Trong hơn 40 năm, từ năm 1895 đến trước Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản đã là chủ của Đài Loan. Hòn đảo này là một thuộc địa kiểu mẫu (…) Cho đến hiện tại, nhiều giáo sư Nhật Bản vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với đảo Đài Loan (…) ». Từng là một trong số 8 trường đại học Đế quốc của Nhật Bản thuở xưa, trường Đại học Quốc gia Đài Loan – NTU, giờ là một cơ sở học thuật lớn nhất đảo. Cũng theo TTV. Nguyễn Giang, hòn đảo này có thể phát triển ngành nghiên cứu Hán học là nhờ vào nguồn sách vở, kiến thức quý báu và đội ngũ các giáo sư đầu ngành nổi tiếng của Bắc Kinh, Nam Kinh mà Tưởng Giới Thạch đã có thể đem theo khi chạy lánh nạn ra đảo Đài Loan. Ngoài ra, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã biết cách bảo tồn, gìn giữ các cơ sở giáo dục cũng như là sách vở ngành Nhật Bản học của người Nhật, cho phép tạo dựng một nền tảng cơ bản vững chắc phát triển mạnh nền giáo dục. « Khi ông Tưởng Giới Thạch có những ý tưởng ngông cuồng muốn tái chiếm Đại Lục và sau khi nhận thấy không thể tái chiếm Đại Lục, rồi không được tham gia cuộc chiến Triều Tiên, Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan) tập trung vào phát triển giáo dục và công nghiệp hóa rất nhanh. Trên cơ sở này, Đài Loan mới được hưởng lợi, nghĩa là họ bắt đầu được tiếp thu 100% hệ thống giáo dục của Mỹ. » Công nghệ bán dẫn – Một sức hấp dẫn khác Ngoài việc có một nền Hán học sâu rộng, đức tính kỷ luật cao trong lao động, sự cần cù, giỏi toán và nhờ có được một địa thế tốt, « việc người dân Đài Loan biết cách bảo vệ môi trường đã tạo nên tiền đề cho việc phát triển ngành bán dẫn ». Thành phố Tân Trúc được chọn làm nơi đặt trụ sở của TSMC, đơn giản chỉ vì khu vực này được đánh giá là có « nguồn nước và không khí rất sạch ». Lợi thế này đã cho phép Đài Loan phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tiên tiến nhất, mở rộng đầu tư sang cả Nhật Bản và bang Arizona của Hoa Kỳ. Nhìn chung Đài Loan có thể đạt đến đỉnh cao so với các nước Đông Nam Á, nhờ vào « một nền Hán học sâu rộng (…) vốn dĩ phức tạp hơn chữ Hán giản thể của Trung Quốc, một hệ thống toán theo mô hình Mỹ - Nhật, cùng với việc kết hợp sáng tạo riêng của Đài Loan ». Với những ưu thế này, Đài Loan bắt đầu thu hút ngày càng đông đảo sinh viên các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia và xa hơn là Ấn Độ. « Điều thú vị là sinh viên các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bắt đầu sang học rất nhiều. Điều này chứng tỏ là nền giáo dục và đào tạo Đài Loan có một sức hấp dẫn . » Dù vậy, thông tín viên Nguyễn Giang nhận thấy rằng dường như công cụ « quyền lực mềm » này vẫn chưa được Đài Loan phát huy hết mức. « Người Đài Loan cũng còn hơi xấu hổ hay chưa quá tự tin về vấn đề này (…) Đây là một quyền lực mềm mà Đài Loan chưa ý thức được là họ giỏi hơn các nước khác như thế nào . »…
Selamat datang di Player FM!
Player FM memindai web untuk mencari podcast berkualitas tinggi untuk Anda nikmati saat ini. Ini adalah aplikasi podcast terbaik dan bekerja untuk Android, iPhone, dan web. Daftar untuk menyinkronkan langganan di seluruh perangkat.