Offline dengan aplikasi Player FM !
Những phép lạ chung quanh cây Đại Phong Cầm hơn 600 năm tuổi của Nhà Thờ Đức Bà Paris
Manage episode 457280027 series 1455069
Nhờ một phép lạ, Đại Phong Cầm của Nhà Thờ Đức Bà Paris vẫn nguyên vẹn hình hài trong vụ hỏa hoạn năm 2019. Năm năm sau, Notre Dame de Paris tái sinh, nhạc cụ với bề dày hơn 600 năm lịch sử này vươn vai thức dậy. Từng chứng kiến và gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử Paris, đàn lại cất tiếng ngân vang trong các thánh lễ trọng đại, trong những buổi lễ cầu nguyện thường ngày hay trong những chương trình hòa nhạc baroque.
Để có được thời khắc tổng giám mục Paris Laurent Ulrich « đánh thức » Đại Phong Cầm trong lễ mừng Notre Dame de Paris mở cửa trở lại, hôm 07/12/2024, trước sự chứng kiến của hàng trăm quan khách trong khuôn viên nhà thờ và toàn thế giới, trong 5 năm qua, trên dưới gần 30 nghệ nhân đã tận tụy trùng tu, phục dựng cây đàn. Đúng hẹn, Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm lại được « hơi thở » và « tiếng nói ».
Thoát nạn hỏa thần
Nhạc sĩ organ Olivier Latry là một trong bốn tay đàn chính thức của Notre Dame de Paris. Đêm 15/04/2019, cả thế giới đã bất lực hướng về Paris nơi nhà thờ Gothique cổ kính ngự tọa trên đảo Ile de la Cité từ hơn 800 năm qua, ngùn ngụt khói lửa, Olivier Latry không tài nào chợp mắt. Hơn ai hết, ông biết rằng cây « đại phong cầm đẹp nhất thế giới » nguy nga đồ sộ, gắn bó với ông trên dưới 40 năm, phút chốc có thể chỉ còn là tro bụi.
Là một trong những người chịu trách nhiệm về công tác phục chế đàn sau hỏa hoạn, Christian Lutz nói qua về nhạc cụ ngoại hạng gắn liền với Nhà Thờ Đức Bà Paris như bóng với hình :
« Nhìn từ góc độ lịch sử, đàn organ ở Notre-Dame de Paris là nhạc cụ quan trọng vào bậc nhất. 500 năm lịch sử của dòng đại phong cầm tại Pháp tích tụ cả về đây. Cây đàn này còn là một nhạc cụ quá khổ, với gần 8000 ống, cao như một tòa nhà ba tầng. Không cây đàn nào khác ở Pháp có được kích cỡ như vậy ».
Những dữ liệu lịch sử của Notre Dame de Paris cho thấy, từ năm 1357, nhà thờ đã có một cây đàn ở đúng vị trí như hiện tại … Vóc dáng và bộ mặt của cây đàn ngày nay phần lớn tồn tại từ những công sức của các nghệ nhân thế kỷ thứ 18 dưới sự điều khiển của nhà làm đàn và cũng là một kiến trúc sư, với tài trạm trổ ngoại hạng, Aristide Cavaillé Coll (1811-1899).
Phép lạ đầu tiên, đó là sau một cuộc đọ sức và đấu trí suốt 15 tiếng đồng hồ, đội lính cứu hỏa đã khống chế được thần lửa. Notre Dame de Paris bị tổn thương nhưng vẫn còn đó. Phép lạ thứ hai được ông Bertrand Cattiaux, một « mối thâm giao » với cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris, nêu bật :
« Đàn đại phong cầm không bị bén lửa, không bị tạt nước trong công tác dập tắt đám cháy, nhưng do một phần mái Nhà Thờ Đức Bà bị thủng sau hỏa hoạn, cho nên là cây đàn bị lộ thiên. Có nghĩa là bị ẩm ướt vào trong mùa đông lạnh giá và bị những khác biệt về nhiệt độ ngoài trời làm hỏng ».
« Le Grand Orgue de Notre Dame de Paris » nhìn qua vẫn nguyên vẹn hình hài. Nhạc sĩ Olivier Latry được an ủi phần nào :
« Thật là một phép lạ. Với đám cháy như vậy mà hàn thử biểu đặt trong cây đàn cho thấy nhiệt độ chỉ dừng lại ở 17 độ C hôm Nhà Thờ Đức Bà bị thần hỏa tới thăm. Với đám cháy như vậy, đàn có thể bị cháy, các ống kim loại có thể bị tan chảy. Lính cứu hỏa phun nước dập tắt đám cháy có thể làm cho đàn bị ngập nước… Nhưng tất cả những kịch bản đó đã không hề xảy ra (...) Trong cái rủi có cái may. Đành rằng sườn trên phần mái nhà thờ đã bị thiêu rụi nhưng giờ đây, Notre-Dame de Paris lộng lẫy hơn xưa và nhất là nếu không có vụ hỏa hoạn hồi 2019 thì không thể nào trong 15 ngày mà chúng ta có thể huy động 850 triệu euro để trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Paris »
Organ, một cỗ máy tinh vi và kỳ diệu
Nhưng khi đến gần ta sẽ thấy một lớp bụi chì, phủ lên khắp thân đàn, lên toàn bộ 7.952 ống đàn bằng kim loại, 5 bàn phím, trên 110 thanh kéo và cả ở bên trong cây đàn có kích cỡ đồ sộ như một tòa nhà ba tầng. Như vừa nói ở trên, một phần nóc nhà thờ bị hư hại, đàn bị lộ thiên, nên lập tức êkip quyết định tháo dỡ từng bộ phận của đàn, mang về một nơi an toàn để lau rửa, sửa chữa. Phần lớn trong số gần 8.000 ống kim loại đủ mọi kích cỡ, toàn bộ 19 thùng gỗ với hệ thống thông gió lâu đời và phức tạp, từng được nhà thiết kế đàn Aristide Cavaillé Coll chế tạo vào thế kỷ 19, đã được đưa về ba xưởng ở miền nam nước Pháp để trùng tu.
Bertrand Cattiaux được trưng dụng để phục dựng cây Đại Phong Cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris trong thời gian ngắn kỷ lục, bởi ông là một phần ký ức của cây đàn :
« Điều kỳ lạ là nhạc cụ này vừa mong manh như những chiếc vĩ cầm Stradiusvarius, nhưng lại vừa đồ sộ với kích cỡ như một chung cư. Đây cũng là nhạc cụ duy nhất mà chúng ta có thể thâm nhập hẳn vào bên trong, di chuyển ngay ở trong lòng ».
Là một trong số rất ít những nhà nghiên cứu còn nắm giữ bí quyết chế tạo, bảo trì và khôi phục những cây đại phong cầm trên thế giới, Christian Lutz giải thích qua về nguyên lý hoạt động của nhạc cụ mà nhiều người nhầm lẫn là « có họ hàng gần xa với dương cầm » :
« Nhạc cụ này cực kỳ phức tạp, nhưng cấu trúc của đàn thì lại khá đơn giản : ở tầng dưới là một hệ thống thổi gió vào các ống đàn. Ở tầng trên là một thùng gỗ để cắm đủ các loại ống bằng kim loại … Các ống đàn thẳng đứng. Tất cả được kết hợp với nhau để khi nhạc công nhấn vào phím đàn, hay điều khiển phím ở bàn đạp bên dưới, thì âm thanh được phát ra từ chiếc ống và đúng với âm điệu mong muốn ».
Không thuộc bộ gõ như dương cầm, organ có nhiều dàn phím khác nhau và cả dàn phím đạp chân.
Phép lạ thứ ba ở đây là mặc dù được thiết kế từ hàng trăm năm, trải qua nhiều thời đại và thế hệ các nhà chế tạo đàn -facteur d’orgue, vậy mà đến nay trên đất Pháp vẫn còn có những nghệ nhân nắm giữ từng khâu để phục chế mỗi phụ tùng cần thiết cho cả một « ngôi nhà cổ » như cây Đại Phong Cầm của Notre Dame de Paris.
Đôi tay vàng Nhật Bản
Trong số những đôi tay vàng ấy, có Itaru Sekiguchi, đến từ thành phố Sendai, Nhật Bản, vì đam mê đã bỏ lại sứ sở sau lưng. Hơn 40 năm sau ngày đặt chân lên nước Pháp, Itaru là niềm tự hào của Nhật Bản trực tiếp góp một viên đá vào công trình tái thiết Notre Dame de Paris.
Năm lên 10 tuổi, lần đầu tiên đặt chân đến Paris, Itaru bị tiếng đại phong cầm từ Nhà Thờ Đức Bà thôi miên. Sức lôi cuốn của tiếng đàn còn mạnh hơn cả « một cú sét ái tình », và cậu bé biết rằng, tương lai của mình sau này sẽ gắn liền với kinh đô ánh sáng. Mười năm sau anh từ giã gia đình sang « Paris lập nghiệp ». Tháng 12/2024, 40 năm sau lần hội ngộ với cây đại phong cầm của Notre Dame de Paris thuở nào, trước ngày Nhà Thờ Đức Bà hồi sinh, Itaru Sekiguchi kể lại, trong 20 năm định cư trên đất Pháp, anh sống ở vùng Corrèze, cách xa kinh đô ánh sáng và Nhà Thờ Đức Bà Paris đến hơn 500 km, nhưng chưa bao giờ rời xa cây đàn organ của Notre Dame.
Itaru không phải là nhạc sĩ, nhưng đôi bàn tay khéo léo, sự cần cù và tinh tế của một nghệ nhận đã đưa người con xứ hoa anh đào đến đỉnh cao nghệ thuật bảo trì và trùng tu đại phong cầm.
Năm 2018, anh chính thức được mời để bảo quản cây đàn organ nổi tiếng nhất của cả nước Pháp : đêm đêm anh một mình hay cùng một vài đồng nghiệp, đôi khi có cùng với những nhạc sĩ đại phong cầm, chiếm trọn không gian của Nhà Thờ Đức Bà. Họ làm việc trong sự im lặng tuyệt đối để chỉnh đàn, để chăm sóc, để được nghe gần 8000 ống đàn đủ kích cỡ ngân vang, để tìm độ rung và mức chính xác tuyệt đối …
« Giấc mơ trở thành hiện thực » nhưng « mộng đã chóng tàn » như chính Itaru kể lại. Tháng tư 2019, khói lửa trên nóc Nhà Thờ Đức Bà Paris, tháp nhọn của Notre Dame, kiệt tác của kiến trúc sư Violet le Duc, gẫy đổ : Sekiguchi tuyệt vọng tưởng chừng thần hỏa khai tử cây « đàn organ đẹp nhất thế giới », tưởng chừng vĩnh viễn đánh mất mối tình đầu. Chẳng ngờ chỉ ít tháng sau đó, anh được trao trọng trách mang phép lạ để chiếc đại phong cầm của Notre Dame de Paris « tìm lại hình hài như xưa ».
Truyền thống và công nghệ cho một cây đàn
Năm 1992, rồi 2014 đại phong cầm của Notre Dame de Paris đã hai lần được « tự động hóa và số hóa » tức là đưa công nghệ điện toán vào hệ thống điều khiển đàn. Ông Christian Lutz nói đến công nghệ mới đã góp thêm những viên đá cho truyền thống trong ngành « facteur d’orgue » hàng trăm năm :
« Có hẳn một truyền thống rất lâu đời giữa các nhà chế tạo đàn và cũng có rất nhiều những nhạc sĩ phong cầm tên tuổi lẫy lừng. Góp thêm một viên gạch nhỏ trong truyền thống lâu đời đó, dù chỉ là một mắt xích trong cả một chuỗi dài trong nghệ thuật phong cầm, cũng đủ là vinh dự lớn trong cuộc đời. Đó là điều tôi rất trân trọng. Một chiếc đại phong cầm ngự tọa trong Nhà Thờ Đức Bà là hiện thân của cả một sự ưu việt ».
Với tất cả những ai từng đặt chân đến Notre Dame, điều hiển nhiên nhất đó là « đàn và Nhà Thờ Đức Bà Paris chỉ là một »:
« Chúng tôi có mặt ở đây không chỉ để phục dựng một cây đàn, một nhạc cụ tầm thường. Đích đến sau cùng to lớn hơn nhiều, bởi đại phong cầm là một phần của Nhà Thờ Đức Bà Paris, là một phần không thể tách rời của một nơi trang nghiêm và linh thiêng như Notre Dame de Paris ».
Hơi thở của Paris
Đàn organ và Nhà Thờ Đức Bà Paris đã chứng kiến biết bao lễ đăng quang thời phong kiến, rồi trải qua Cuộc Cách Mạng 1789, cho đến ngày Paris vui mừng được được giải phóng khỏi ách Đức Quốc Xã tháng 8/1944. Cũng cây đàn và Notre Dame tháng 11/2015 thổn thức khóc hàng trăm nạn nhân loạt khủng bố ở Paris … Dưới ánh sáng đèn màu nghiêm trang với ba màu xanh trắng đỏ, màu cờ của nước Pháp, trên lầu cao, nhạc sĩ phong cầm Olivier Latry chơi lại bản La Marseillaise…
Vào giờ Nhà Thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại tháng 12/2024, Olivier Latry hài lòng nhận thấy « thanh -sắc » của «Le Grand Orgue de Notre Dame » có phần hơn xưa:
« Tôi đã tìm lại được âm thanh của cây đàn như xưa, có chăng là tính truyền âm của tòa nhà. Trước đây ta nghe rõ từng âm thanh dội vào những cột đá trong khắp thánh đường. Giờ đây có một sự thay đổi lớn : tiếng ngân tựa như một lớp sóng tràn đến tận cuối nhà thờ. Chúng tôi phải học để làm quen với tính truyền âm đó, nhất là khi đã bố trí thêm nội thất trong nhà thờ và có đông khách thập phương ».
« Phúc lớn » cho một cây đàn lớn
Nếu thực sự mê tín dị đoan hay tin vào một sức mạnh vô hình nào đó, có thể nói « mạng » của cây Đại Phong Cầm ở Nhà Thờ Đức Bà Paris rất lớn : Trong cuộc Cách Mạng Pháp, là biểu tượng của chế độ quân chủ, đàn được chơi trong những dịp lễ đăng quang, hay để cử hành tang lễ cho nhà vua, cử hành những thánh lễ trọng đại, đàn đã xuýt bị « tầng lớp bình dân » khai tử. Thế nhưng nhờ một nhạc sĩ nhanh trí ngẫu hứng chơi bản nhạc mà sau này trở thành quốc ca của Pháp La Marseillaise. « Khúc hát quân hành » của nhà soạn nhạc Rouget de Lisle vô hình chung đã cứu đàn thoát nạn. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Nhà Thờ Đức Bà Paris và cây đàn hàng trăm năm tuổi như được một bàn tay vô hình bảo vệ, đứng ngoài những trận oanh kích của Đức Quốc Xã.
Một ngày sau khi tướng de Gaulle tuyên bố « Paris outragé ! Paris brisé ! Paris martyrisé ! Mais Paris libéré ! », hai triệu người dân Paris tràn ngập đường phố. Bài thánh ca Te Deum, một lời Tạ Ơn đã vang lên từ cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris chào mừng một ngày mới.
24 episode
Manage episode 457280027 series 1455069
Nhờ một phép lạ, Đại Phong Cầm của Nhà Thờ Đức Bà Paris vẫn nguyên vẹn hình hài trong vụ hỏa hoạn năm 2019. Năm năm sau, Notre Dame de Paris tái sinh, nhạc cụ với bề dày hơn 600 năm lịch sử này vươn vai thức dậy. Từng chứng kiến và gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử Paris, đàn lại cất tiếng ngân vang trong các thánh lễ trọng đại, trong những buổi lễ cầu nguyện thường ngày hay trong những chương trình hòa nhạc baroque.
Để có được thời khắc tổng giám mục Paris Laurent Ulrich « đánh thức » Đại Phong Cầm trong lễ mừng Notre Dame de Paris mở cửa trở lại, hôm 07/12/2024, trước sự chứng kiến của hàng trăm quan khách trong khuôn viên nhà thờ và toàn thế giới, trong 5 năm qua, trên dưới gần 30 nghệ nhân đã tận tụy trùng tu, phục dựng cây đàn. Đúng hẹn, Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm lại được « hơi thở » và « tiếng nói ».
Thoát nạn hỏa thần
Nhạc sĩ organ Olivier Latry là một trong bốn tay đàn chính thức của Notre Dame de Paris. Đêm 15/04/2019, cả thế giới đã bất lực hướng về Paris nơi nhà thờ Gothique cổ kính ngự tọa trên đảo Ile de la Cité từ hơn 800 năm qua, ngùn ngụt khói lửa, Olivier Latry không tài nào chợp mắt. Hơn ai hết, ông biết rằng cây « đại phong cầm đẹp nhất thế giới » nguy nga đồ sộ, gắn bó với ông trên dưới 40 năm, phút chốc có thể chỉ còn là tro bụi.
Là một trong những người chịu trách nhiệm về công tác phục chế đàn sau hỏa hoạn, Christian Lutz nói qua về nhạc cụ ngoại hạng gắn liền với Nhà Thờ Đức Bà Paris như bóng với hình :
« Nhìn từ góc độ lịch sử, đàn organ ở Notre-Dame de Paris là nhạc cụ quan trọng vào bậc nhất. 500 năm lịch sử của dòng đại phong cầm tại Pháp tích tụ cả về đây. Cây đàn này còn là một nhạc cụ quá khổ, với gần 8000 ống, cao như một tòa nhà ba tầng. Không cây đàn nào khác ở Pháp có được kích cỡ như vậy ».
Những dữ liệu lịch sử của Notre Dame de Paris cho thấy, từ năm 1357, nhà thờ đã có một cây đàn ở đúng vị trí như hiện tại … Vóc dáng và bộ mặt của cây đàn ngày nay phần lớn tồn tại từ những công sức của các nghệ nhân thế kỷ thứ 18 dưới sự điều khiển của nhà làm đàn và cũng là một kiến trúc sư, với tài trạm trổ ngoại hạng, Aristide Cavaillé Coll (1811-1899).
Phép lạ đầu tiên, đó là sau một cuộc đọ sức và đấu trí suốt 15 tiếng đồng hồ, đội lính cứu hỏa đã khống chế được thần lửa. Notre Dame de Paris bị tổn thương nhưng vẫn còn đó. Phép lạ thứ hai được ông Bertrand Cattiaux, một « mối thâm giao » với cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris, nêu bật :
« Đàn đại phong cầm không bị bén lửa, không bị tạt nước trong công tác dập tắt đám cháy, nhưng do một phần mái Nhà Thờ Đức Bà bị thủng sau hỏa hoạn, cho nên là cây đàn bị lộ thiên. Có nghĩa là bị ẩm ướt vào trong mùa đông lạnh giá và bị những khác biệt về nhiệt độ ngoài trời làm hỏng ».
« Le Grand Orgue de Notre Dame de Paris » nhìn qua vẫn nguyên vẹn hình hài. Nhạc sĩ Olivier Latry được an ủi phần nào :
« Thật là một phép lạ. Với đám cháy như vậy mà hàn thử biểu đặt trong cây đàn cho thấy nhiệt độ chỉ dừng lại ở 17 độ C hôm Nhà Thờ Đức Bà bị thần hỏa tới thăm. Với đám cháy như vậy, đàn có thể bị cháy, các ống kim loại có thể bị tan chảy. Lính cứu hỏa phun nước dập tắt đám cháy có thể làm cho đàn bị ngập nước… Nhưng tất cả những kịch bản đó đã không hề xảy ra (...) Trong cái rủi có cái may. Đành rằng sườn trên phần mái nhà thờ đã bị thiêu rụi nhưng giờ đây, Notre-Dame de Paris lộng lẫy hơn xưa và nhất là nếu không có vụ hỏa hoạn hồi 2019 thì không thể nào trong 15 ngày mà chúng ta có thể huy động 850 triệu euro để trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Paris »
Organ, một cỗ máy tinh vi và kỳ diệu
Nhưng khi đến gần ta sẽ thấy một lớp bụi chì, phủ lên khắp thân đàn, lên toàn bộ 7.952 ống đàn bằng kim loại, 5 bàn phím, trên 110 thanh kéo và cả ở bên trong cây đàn có kích cỡ đồ sộ như một tòa nhà ba tầng. Như vừa nói ở trên, một phần nóc nhà thờ bị hư hại, đàn bị lộ thiên, nên lập tức êkip quyết định tháo dỡ từng bộ phận của đàn, mang về một nơi an toàn để lau rửa, sửa chữa. Phần lớn trong số gần 8.000 ống kim loại đủ mọi kích cỡ, toàn bộ 19 thùng gỗ với hệ thống thông gió lâu đời và phức tạp, từng được nhà thiết kế đàn Aristide Cavaillé Coll chế tạo vào thế kỷ 19, đã được đưa về ba xưởng ở miền nam nước Pháp để trùng tu.
Bertrand Cattiaux được trưng dụng để phục dựng cây Đại Phong Cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris trong thời gian ngắn kỷ lục, bởi ông là một phần ký ức của cây đàn :
« Điều kỳ lạ là nhạc cụ này vừa mong manh như những chiếc vĩ cầm Stradiusvarius, nhưng lại vừa đồ sộ với kích cỡ như một chung cư. Đây cũng là nhạc cụ duy nhất mà chúng ta có thể thâm nhập hẳn vào bên trong, di chuyển ngay ở trong lòng ».
Là một trong số rất ít những nhà nghiên cứu còn nắm giữ bí quyết chế tạo, bảo trì và khôi phục những cây đại phong cầm trên thế giới, Christian Lutz giải thích qua về nguyên lý hoạt động của nhạc cụ mà nhiều người nhầm lẫn là « có họ hàng gần xa với dương cầm » :
« Nhạc cụ này cực kỳ phức tạp, nhưng cấu trúc của đàn thì lại khá đơn giản : ở tầng dưới là một hệ thống thổi gió vào các ống đàn. Ở tầng trên là một thùng gỗ để cắm đủ các loại ống bằng kim loại … Các ống đàn thẳng đứng. Tất cả được kết hợp với nhau để khi nhạc công nhấn vào phím đàn, hay điều khiển phím ở bàn đạp bên dưới, thì âm thanh được phát ra từ chiếc ống và đúng với âm điệu mong muốn ».
Không thuộc bộ gõ như dương cầm, organ có nhiều dàn phím khác nhau và cả dàn phím đạp chân.
Phép lạ thứ ba ở đây là mặc dù được thiết kế từ hàng trăm năm, trải qua nhiều thời đại và thế hệ các nhà chế tạo đàn -facteur d’orgue, vậy mà đến nay trên đất Pháp vẫn còn có những nghệ nhân nắm giữ từng khâu để phục chế mỗi phụ tùng cần thiết cho cả một « ngôi nhà cổ » như cây Đại Phong Cầm của Notre Dame de Paris.
Đôi tay vàng Nhật Bản
Trong số những đôi tay vàng ấy, có Itaru Sekiguchi, đến từ thành phố Sendai, Nhật Bản, vì đam mê đã bỏ lại sứ sở sau lưng. Hơn 40 năm sau ngày đặt chân lên nước Pháp, Itaru là niềm tự hào của Nhật Bản trực tiếp góp một viên đá vào công trình tái thiết Notre Dame de Paris.
Năm lên 10 tuổi, lần đầu tiên đặt chân đến Paris, Itaru bị tiếng đại phong cầm từ Nhà Thờ Đức Bà thôi miên. Sức lôi cuốn của tiếng đàn còn mạnh hơn cả « một cú sét ái tình », và cậu bé biết rằng, tương lai của mình sau này sẽ gắn liền với kinh đô ánh sáng. Mười năm sau anh từ giã gia đình sang « Paris lập nghiệp ». Tháng 12/2024, 40 năm sau lần hội ngộ với cây đại phong cầm của Notre Dame de Paris thuở nào, trước ngày Nhà Thờ Đức Bà hồi sinh, Itaru Sekiguchi kể lại, trong 20 năm định cư trên đất Pháp, anh sống ở vùng Corrèze, cách xa kinh đô ánh sáng và Nhà Thờ Đức Bà Paris đến hơn 500 km, nhưng chưa bao giờ rời xa cây đàn organ của Notre Dame.
Itaru không phải là nhạc sĩ, nhưng đôi bàn tay khéo léo, sự cần cù và tinh tế của một nghệ nhận đã đưa người con xứ hoa anh đào đến đỉnh cao nghệ thuật bảo trì và trùng tu đại phong cầm.
Năm 2018, anh chính thức được mời để bảo quản cây đàn organ nổi tiếng nhất của cả nước Pháp : đêm đêm anh một mình hay cùng một vài đồng nghiệp, đôi khi có cùng với những nhạc sĩ đại phong cầm, chiếm trọn không gian của Nhà Thờ Đức Bà. Họ làm việc trong sự im lặng tuyệt đối để chỉnh đàn, để chăm sóc, để được nghe gần 8000 ống đàn đủ kích cỡ ngân vang, để tìm độ rung và mức chính xác tuyệt đối …
« Giấc mơ trở thành hiện thực » nhưng « mộng đã chóng tàn » như chính Itaru kể lại. Tháng tư 2019, khói lửa trên nóc Nhà Thờ Đức Bà Paris, tháp nhọn của Notre Dame, kiệt tác của kiến trúc sư Violet le Duc, gẫy đổ : Sekiguchi tuyệt vọng tưởng chừng thần hỏa khai tử cây « đàn organ đẹp nhất thế giới », tưởng chừng vĩnh viễn đánh mất mối tình đầu. Chẳng ngờ chỉ ít tháng sau đó, anh được trao trọng trách mang phép lạ để chiếc đại phong cầm của Notre Dame de Paris « tìm lại hình hài như xưa ».
Truyền thống và công nghệ cho một cây đàn
Năm 1992, rồi 2014 đại phong cầm của Notre Dame de Paris đã hai lần được « tự động hóa và số hóa » tức là đưa công nghệ điện toán vào hệ thống điều khiển đàn. Ông Christian Lutz nói đến công nghệ mới đã góp thêm những viên đá cho truyền thống trong ngành « facteur d’orgue » hàng trăm năm :
« Có hẳn một truyền thống rất lâu đời giữa các nhà chế tạo đàn và cũng có rất nhiều những nhạc sĩ phong cầm tên tuổi lẫy lừng. Góp thêm một viên gạch nhỏ trong truyền thống lâu đời đó, dù chỉ là một mắt xích trong cả một chuỗi dài trong nghệ thuật phong cầm, cũng đủ là vinh dự lớn trong cuộc đời. Đó là điều tôi rất trân trọng. Một chiếc đại phong cầm ngự tọa trong Nhà Thờ Đức Bà là hiện thân của cả một sự ưu việt ».
Với tất cả những ai từng đặt chân đến Notre Dame, điều hiển nhiên nhất đó là « đàn và Nhà Thờ Đức Bà Paris chỉ là một »:
« Chúng tôi có mặt ở đây không chỉ để phục dựng một cây đàn, một nhạc cụ tầm thường. Đích đến sau cùng to lớn hơn nhiều, bởi đại phong cầm là một phần của Nhà Thờ Đức Bà Paris, là một phần không thể tách rời của một nơi trang nghiêm và linh thiêng như Notre Dame de Paris ».
Hơi thở của Paris
Đàn organ và Nhà Thờ Đức Bà Paris đã chứng kiến biết bao lễ đăng quang thời phong kiến, rồi trải qua Cuộc Cách Mạng 1789, cho đến ngày Paris vui mừng được được giải phóng khỏi ách Đức Quốc Xã tháng 8/1944. Cũng cây đàn và Notre Dame tháng 11/2015 thổn thức khóc hàng trăm nạn nhân loạt khủng bố ở Paris … Dưới ánh sáng đèn màu nghiêm trang với ba màu xanh trắng đỏ, màu cờ của nước Pháp, trên lầu cao, nhạc sĩ phong cầm Olivier Latry chơi lại bản La Marseillaise…
Vào giờ Nhà Thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại tháng 12/2024, Olivier Latry hài lòng nhận thấy « thanh -sắc » của «Le Grand Orgue de Notre Dame » có phần hơn xưa:
« Tôi đã tìm lại được âm thanh của cây đàn như xưa, có chăng là tính truyền âm của tòa nhà. Trước đây ta nghe rõ từng âm thanh dội vào những cột đá trong khắp thánh đường. Giờ đây có một sự thay đổi lớn : tiếng ngân tựa như một lớp sóng tràn đến tận cuối nhà thờ. Chúng tôi phải học để làm quen với tính truyền âm đó, nhất là khi đã bố trí thêm nội thất trong nhà thờ và có đông khách thập phương ».
« Phúc lớn » cho một cây đàn lớn
Nếu thực sự mê tín dị đoan hay tin vào một sức mạnh vô hình nào đó, có thể nói « mạng » của cây Đại Phong Cầm ở Nhà Thờ Đức Bà Paris rất lớn : Trong cuộc Cách Mạng Pháp, là biểu tượng của chế độ quân chủ, đàn được chơi trong những dịp lễ đăng quang, hay để cử hành tang lễ cho nhà vua, cử hành những thánh lễ trọng đại, đàn đã xuýt bị « tầng lớp bình dân » khai tử. Thế nhưng nhờ một nhạc sĩ nhanh trí ngẫu hứng chơi bản nhạc mà sau này trở thành quốc ca của Pháp La Marseillaise. « Khúc hát quân hành » của nhà soạn nhạc Rouget de Lisle vô hình chung đã cứu đàn thoát nạn. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Nhà Thờ Đức Bà Paris và cây đàn hàng trăm năm tuổi như được một bàn tay vô hình bảo vệ, đứng ngoài những trận oanh kích của Đức Quốc Xã.
Một ngày sau khi tướng de Gaulle tuyên bố « Paris outragé ! Paris brisé ! Paris martyrisé ! Mais Paris libéré ! », hai triệu người dân Paris tràn ngập đường phố. Bài thánh ca Te Deum, một lời Tạ Ơn đã vang lên từ cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris chào mừng một ngày mới.
24 episode
Semua episode
×Selamat datang di Player FM!
Player FM memindai web untuk mencari podcast berkualitas tinggi untuk Anda nikmati saat ini. Ini adalah aplikasi podcast terbaik dan bekerja untuk Android, iPhone, dan web. Daftar untuk menyinkronkan langganan di seluruh perangkat.